Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010

Sức khỏe mỗi ngày






Đi bộ mỗi ngày 30 phút sẽ đem lại cho bạn những tác dụng không ngờ đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần.

1. Tốt cho tim

Một nghiên cứu gần đây đưa ra kết luận, nếu đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hoá (metabolic syndrome)- một nhóm các triệu chứng ban đầu dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, và đột qụy.

Theo thống kê tại Mỹ, có khoảng 24 triệu phụ nữ nước này mắc hội chứng chuyển hoá.  

Không có thời gian để đi bộ nửa giờ mỗi ngày ư ? Một nghiên cứu ở Anh cho thấy rằng, hoạt động thường xuyên (Kết hợp đi bộ và đi xe đạp) đồng nghĩa với việc giảm 11 % nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

Bài học Kinh thánh

Lẽ thật hay Hậu quả
 
 
 
Yội lỗi mang lại những hậu quả khủng khiếp. Khi A-đam và Ê-va phạm tội trong vườn Ê-đen, họ đã mở cánh cổng cho sự đau đớn, bệnh tật và chết chóc. Đức Chúa Trời là nguồn của sự sống. Phân rẽ ra khỏi Ngài, tổ phụ chúng ta bị nhúng vào một cuộc đời đau đớn. Sự vâng lời sản sinh vui mừng, sự bất tuân mang đến đau khổ. Đa-vít, là một tác giả sách Thi Thiên trình bày cách này: “Chúa sẽ chỉ cho tôi biết con đường sự sống;Trước mặt Chúa có trọn sự khoái lạc, tại bên hữu Chúa có điều vui sướng vô cùng.” (Thi thiên 16: 11). Đức Chúa Jêsus tiếp: “Kẻ trộm chỉ đến để cướp giết và hủy diệt; còn ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật.” (Giăng 10: 10)

Trong bài học này chúng ta sẽ nghiên cứu về những hậu quả bi thương và kế hoạch tuyệt vời của Cha Trời yêu thương của chúng ta nhằm cứu chuộc chúng ta khỏi những hậu quả bởi sự lựa chọn sai lầm của mình.
 
1. Lời nói dối đầu tiên của Sa-tan là gì? Xin hãy khoanh vòng tròn một từ mà bày tỏ sự khác biệt giữa những gì Đức Chúa Trời phán và những gì Sa-tan khẳng định? 
“Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu;” (Sáng 3:4)

Lời tuyên bố của Sa-tan mâu thuẫn trực tiếp với sự cảnh báo của Đức Chúa Trời về việc ăn cây Biết Điều Thiện và Điều Ác. Bằng lời của quý vị, xin hãy miêu tả sự tranh chiến vĩ đại này tất cả là về cái gì ở trong vườn Ê-đen.
 
____________________________________________________________________________________

 
2. Mối thông công giữa A-đam và Ê-va với Đức Chúa Trời đã thay đổi như thế nào sau khi họ phạm tội? 
“Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời.” (Sáng 3: 8).
 
Khi A-đam và Ê-va phạm tội, họ đã_____________________________________mình.
 
 
3. Tội lỗi đã ảnh hưởng mối thông công của chúng ta với Đức Chúa Trời như thế nào? 
“Nhưng ấy là sự gian ác các ngươi làm xa cách mình với Đức Chúa Trời; và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa.” (Ê-sai 59: 2)
Tội lỗi_____________________________________________mặt Ngài khỏi các ngươi.

Một trong những hậu quả bi thương của tội lỗi là nó phá vỡ mối thông công của chúng ta với Đức Chúa Trời. Sự bất tuân mệnh lệnh được bày tỏ ra của Đức Chúa Trời đặt một rào cản giữa chúng ta và Đức Chúa Trời. Mặc cảm tội lỗi khiến chúng ta trốn khỏi sự hiện diện vinh hiển của Đức Chúa Trời. Tội lỗi tạo ra sự nhục nhã, mặc cảm, và đoán phạt. Nó để lại một sự trống vắng trong linh hồn chúng ta.
 
 
4. A-đam đã đổ lỗi cho ai trong sự bất tuân của mình. Kết quả của tội lỗi ảnh hưởng như thế nào lên mối quan hệ giữa tổ phụ và tổ mẫu chúng ta? 
“Thưa rằng: Người nữ mà Chúa đã để gần bên tôi cho tôi trái cây đó và tôi đã ăn rồi.” (Sáng 3: 12)
A-đam đã cố gắng biện hộ cho thái độ của ông như thế nào?

________________________________________________________________________

Tội lỗi dẫn đến kết quả phá vỡ những mối quan hệ, không chỉ với Đức Chúa Trời nhưng cũng với những người ở chung quanh chúng ta. A-đam đổ lỗi cho Ê-va vì chính sự lựa chọn của mình. Trong Sáng Thế Ký đoạn 4, Ca-in hết sức giận dữ em mình là A-bên và giết người đi. Đổ lỗi, giận dữ, cay đắng, và xung đột đã diễn ra suốt hàng thế kỷ bởi vì những tấm lòng phản nghịch lại Đức Chúa Trời.
  
 
5. Tội lỗi ảnh hưởng gì lên môi trường và trên thế giới tự nhiên? 
“Đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn.” (Sáng 3: 17)
“Vì chúng ta biết rằng muôn vật đều than thở và chịu khó nhọc cho đến ngày nay;” (Rô-ma 8: 22)

Vì kết quả của tội lỗi đất bị___________________và muôn vật_____________và___________.

Tội lỗi đã ảnh hưởng toàn bộ hành tinh của chúng ta. Hậu quả của tội lỗi phá vỡ mối quan hệ với Đức Chúa Trời, với người khác, thậm chí với thế giới chung quanh chúng ta.
  
 
6. Tại sao Đức Chúa Jêsus đến trên thế giới bị nhiễm tội này? 
“Còn ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật.” (Giăng 10: 10)
“Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất.” (Lu-ca 19: 10)

Đức Chúa Jêsus đến trên trái đất với hai lý do chính:

Hầu cho chiên được sự sống_____________________________________________

Để_______________và_____________kẻ bị mất từ khi A-đam và Ê-va phản nghịch.

Đức Chúa Jêsus đến để phục hồi tất cả những người bị hư mất vì tội lỗi. Ngài mong muốn khôi phục mối thông công với Đức Chúa Trời và đối với người khác. Kế hoạch cứu rỗi bao gồm sự phục hồi trái đất để nó trở nên thậm chí còn lộng lẫy hơn khi ở trong vườn Ê-đen.
.  
 
7. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta những lời hứa đầy hy vọng nào trong Lời Ngài? 
“Ta sẽ dựng trời mới đất mới; những việc trước sẽ chẳng nhớ nữa, chẳng còn nhắc đến nữa.” (Ê-sai 65: 17)
“Vả, theo lời hứa của Chúa, chúng ta chờ đợi trời mới đất mới, là nơi sự công bình ăn ở.” (II Phi-e-rơ 3: 13)
“Đoạn, tôi thấy trời mới và đất mới; vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã biến đi mất, và biển cũng không còn nữa.” (Khải huyền 21: 1)

Đức Chúa Trời hứa tạo nên____________________mới và ________________________mới.


Tội lỗi mang lại những hậu quả khủng khiếp. Nhưng tội lỗi không phải quyết định, mà là Đức Chúa Trời. Đến một ngày, tội lỗi sẽ biến mất vĩnh viễn. Chúng ta sống trong nhà Ê-đen mới, được phục hồi mối tương giao mới với Đức Chúa Trời, với người khác và với môi trường của chúng ta. Yêu thương và vui mừng, bình an và sức khỏe, sự hòa thuận và hân hoan sẽ tràn trên đất. Đó là một số điều đáng giá để vì nó mà chúng ta sống; một điều gì đó làm tràn ngập lòng chúng ta với hy vọng. 
 
 
Bài học Kinh Thánh tháng tới sẽ là: “Lời Kêu Gọi Cuối Cùng Của Tình Yêu Thương.”
 

Khi hạt giống một chết


 
Cái chết của một Cơ Đốc Nhân trẻ trở nên nguồn phước hạnh cho hàng trăm người
 
 
Dó là một buổi chiều hè đẹp trời. Mặt hồ xanh thẫm như một tấm thảm ở dưới chân rặng núi Andes. Phía dưới ngọn núi được bao phủ bởi những loại cây xanh khác nhau.



FAITH IN ACTION:
Leo’s parents, Delia and Hipólito Ojeda, opened their hearts and home to Leo’s friends of the JAM.
Chàng trai Leo 21 tuổi dừng lại thở và nhìn xung quanh. Dòng nước chảy từ con suối phản chiếu gương mặt hạnh phúc của anh. Vẻ đẹp của tự nhiên khiến anh ca hát và tạ ơn Đức Chúa Trời. Không may thay, anh bỏ cây đàn ắc-cooc-đê-ông của mình ở nhà! Nhạc cụ yêu thích của anh cách đó hơn 1.500 dặm (hơn 2.400 cây số) về phía Bắc, tại nhà cha mẹ anh ở một thị trấn nhỏ tên gọi Hermoso Campo.

Phong cảnh phía Nam là một thế giới tách biệt khỏi quê hương anh ở tỉnh Chaco, phần phía Bắc của nước Argentina, nơi vùng đồng bằng rộng lớn chạm đến chân trời và những cánh đồng bông trắng xóa như tuyết vây phủ một ít cây lẻ loi sống sót ở nhiệt độ cao của vùng.

Leo sửa lại chiếc mũ lưỡi trai và tiếp tục bước đi với người cùng đi bán những sách về Kinh Thánh của mình. Đó là một buổi chiều Sa-bát đẹp trời. Dầu họ có đi bộ và làm việc, thăm viếng từng nhà và mang những lời được in ra đến mọi góc bao nhiêu đi nữa trong tuần, thì luôn có thời gian đi bộ trong ngày Sa-bát với bạn bè. Thật tuyệt vời khi hát, chia sẻ những kinh nghiệm, và cầu nguyện cùng nhau. Và khó có nơi nào tốt hơn để bồi bổ lại sức lực cho tuần lễ sắp đến.

Leo nghĩ về cha mẹ mình, ông Hipólito Ojeda và bà Delia Ojeda, những người đã gởi cậu đi với hy vọng cao. Anh là con trai đầu của gia đình Ojeda để học tại một trường Cơ Đốc Phục Lâm. Tuyệt vời làm sao nếu như cậu em trai của anh là Darío cũng có thể cùng học. Anh cũng nghĩ về chị gái mình là Blanquita; thật tuyệt diệu làm sao nếu như chị có thể tìm lại đức tin Cơ Đốc Phục Lâm khỏi những gì chị đã từ bỏ. Và tốt biết bao nhiêu nếu như 3 người em trai của cậu có ít nhất một hội thánh để nhóm lại vào mỗi ngày Sa-bát ở tại quê hương của họ.

Cảm tạ Đức Chúa Trời vì những phước hạnh Ngài đã đổ xuống trên con! Cảm tạ Ngài vì cha mẹ con đã dạy con yêu mến Ngài. Con cầu xin Ngài ở cùng gia đình con trong chính giây phút này, hầu cho họ cũng có thể tìm ra phước hạnh của sự vui mừng về một tòa nhà hội thánh, cũng như con vui mừng! Cha ôi! Con yêu Ngài nhiều lắm! Con mong mỏi ngày con có thể gặp cha con có thể cuối cùng gặp Cha và ôm lấy Cha! Đó là giấc mơ lớn nhất của con. Nhưng con không muốn chỉ có mình con làm việc đó. Con cầu nguyện để chị con có thể trở lại trong vòng tay của Ngài, Đức Chúa Trời yêu dấu ơi. Cảm tạ Ngài vì cớ cảnh đẹp; công việc của Ngài thật tuyệt diệu! Chúa ôi! Con yêu Ngài!*

Ở tận miền Bắc, ông bà Delio, Darío và 3 con trai của họ đang học Kinh Thánh. Mỗi ngày Sa-bát, gia đình nhỏ của họ trở thành một hội thánh tư gia. Ông Hipólito chơi đàn ắc-cooc-đi-ông còn bà Delio chơi đàn guitar. Mọi người trong nhà hát ca vui vẻ. Chỉ thiếu giọng của Leo mà thôi.
 


TEAMWORK:
The JAM group, together with the Ojeda family and some Adventist brothers and sisters from surrounding towns in front of the partially constructed church.
Trên bức tường nhỏ bé của phòng khách là một vài bức tranh đầy màu sắc. Leo đã vẽ và tặng chúng cho mẹ anh trước khi anh đi về phía Nam Argentina để bán sách nhằm có tiền trả học phí năm hai khoa truyền thông tại trường đại học Cơ Đốc Phục Lâm River Plate (River Plate Adventist University). Leo là niềm tự hào và hy vọng của cha mẹ anh, vì vậy họ lập luận rằng một số người có thể mở những cánh cửa cho những đứa con nhỏ hơn của họ cũng có thể có học thức. 
 
Thời gian để khóc lóc 
Vào ngày Sa-bát 16 tháng 2 năm 2008, khuôn viên trường đại học tọa lạc tại miền Trung Argentina, hơn 1.000 dặm về hướng Bắc cách điểm ở phía Nam nơi Leo đang bán sách nói về Kinh Thánh, bị sốc. Tin tức đưa ra thật tàn khốc: “Khi Leo đi qua một dòng suối chảy siết, anh bị trượt chân và bị nước cuốn đi. Người ta chẳng tìm thấy được anh ở nơi nào cả.” Một người đã gọi điện và nói thế.

Ba ngày sau, bạn bè của anh ở trong khuôn viên trường đại học và gia đình anh ở tại nhà đã khóc khi nghe tin tức mà họ sợ nhất: “Các đội cứu hộ đã tìm ra thi thể của Leo. Một đốm sáng sống và vui mừng chợt tắt lịm. Làm sao để người bạn yêu dấu này ra đi? Làm sao để gởi anh trở về như thế với gia đình ở tận phía Bắc? Những lời nào thích hợp để an ủi cha mẹ khổ đau đây? Làm sao một người có thể chịu nổi việc một thanh niên khỏe mạnh 21 tuổi chỉ muốn có học thức để phục vụ Đức Chúa Trời tốt hơn lại bị chết?

Tin tức cũng giáng xuống quê hương Leo. Mặc dù những người hàng xóm không chia sẻ đức tin với gia đình Ojeda, mọi người trong làng thực sự cảm kích và tôn trọng họ. Khi ông Hipólito, cha của Leo sửa chữa và làm công việc thợ mộc tại nhà những người hàng xóm, ông thường khuyên nhủ, động viên, thậm chí một cách làm món ăn chay mà ông mới học. Những đứa con của nhà Ojeda được biết đến tại trường vì thái độ đúng mực, sự tử tế và kết quả học tập nổi bật của họ. Mỗi lần những cha mẹ lo lắng khác hỏi Delia và Hipólito cách quản lý con cái và tránh xa rắc rối cùng những thói quen xấu, họ tận dụng những cơ hội quý giá này để làm chứng về đức tin của mình.

Cả thị trấn nhóm lại để than khóc về cái chết của chàng trai trẻ Leo. Mọi người lắng nghe những lời an ủi do Mục Sư Rodrigo Arias chia sẻ, ông là mục sư tuyên úy cho thanh niên của trường đại học, người đi đến quê hương Leo trong dịp chia buồn này. Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất là phải chứng kiến sự bình an mà gia đình Ojeda thể hiện trên bề mặt của bi kịch dường như không thể vượt qua nổi này. Những người hàng xóm bàn luận: “Đối với tất cả những người sùng đạo này, làm sao họ có thể chịu đựng một sự đau đớn như thế mà không la hét, ngất đi, hay là cáo buộc ai đó gây nên nỗi bất hạnh của họ. Sức mạnh đó đến từ đâu, mà cho phép họ tiếp tục sống và mỉm cười qua những giọt nước mắt của mình? Điều gì đã khiến họ quá mạnh mẽ như vậy?
 
Thời gian để mơ ước 
Một vài tuần lễ sau đó, Mục sư Arias trở lại văn phòng của ông và đọc 2 Cô-rinh-tô 8. Ông biết câu chuyện rất rõ. Hội thánh Ma-xê-đoan đã bảo bọc anh chị em họ ở Giê-ru-sa-lem, không chỉ bằng lời cầu nguyện, nhưng cũng gởi vật chất giúp đỡ. Trong lúc đó, ông cảm thấy rằng Đức Chúa Trời phán cùng ông: “Chúng ta cần phải bảo bọc gia đình Ojeda ở tại Hermoso Campo. Chúng ta nên đi đến và xây dựng một nhà thờ ở đó.”
 


FIRST FRUIT:
The builder who continued work on the church was also the first person baptized.
Mục sự Arias nói về ý tưởng này với Marly Müller, một nhà lãnh đạo nhóm thanh niên ở đại học của nhà thờ. Họ cùng nhau bắt đầu cầu nguyện để Đức Chúa Trời sẽ cho họ biết họ phải làm gì. Có một đốm lửa trong tim họ mà không hề bị dập tắt.

Họ không cần phải đợi câu trả lời lâu. Khi họ nói với những thanh niên về dự án đó, các sinh viên từ những chương trình và hoàn cảnh khác nhau bắt đầu cầu nguyện và cùng nhau lên kế hoạch cho một mục đích: bảo bọc gia đình Ojeda bằng cách cung cấp cho họ một nhà thờ ở tại quê hương họ. Các sinh viên trường trung học và đại học cùng nhau ở dưới cái ô của JAM (Adventist Youth in Mission- Thanh niên Cơ Đốc Phục Lâm trong Sứ Mạng). Họ bắt đầu cầu xin Đức Chúa Trời ban cho họ những người thích hợp cho dự án, và cho họ thấy một điều gì đó thậm chí còn khó khăn hơn: làm sao gây quỹ để xây dựng nhà thờ. Họ định một ngày bắt đầu cho kỳ nghỉ mùa đông, chỉ một vài tháng nữa. Và họ tiếp tục cầu nguyện.

Nhóm ngày càng lớn hơn và lớn hơn. Ngay sau đó đó, một số thành viên của khoa và nhân viên của hội thánh trường đại học cũng tham gia. Họ xin tiền hiến tặng. Họ bắt đầu gõ cửa trong cộng đồng. Họ viết thư cho mọi những người ở nước ngoài mà họ biết để xin đóng góp. Họ cũng bắt đầu để dành tiền trả cho chuyến đi và ở lại tại Hermoso Campo.

Những người trẻ này cảm thấy có cùng một động lực mà Leo đã cảm nhận rất nhiều lần. Được cảm động bởi lòng thương xót và được thúc đẩy để phục vụ, họ mơ về việc an ủi và trả lời cho ngôi làng chưa biết về Đức Chúa Jêsus. 
 
Thời gian để xây dựng 
Vào tháng 7 năm 2008, chỉ 5 tháng sau khi Leo qua đời, một điều lớn lao đã xảy ra. Hai mươi lăm thanh niên nam nữ và 9 người lớn đến tại thị trấn Hermoso Campo vốn khan hiếm du khách. Họ trang bị cho mình xô, xẻng, các dụng cụ làm hồ, Kinh Thánh và túi ngủ.

Trong lúc nửa nhóm bắt đầu xây hội thánh thì nửa nhóm còn lại khởi sự thăm viếng những người hàng xóm, gõ cửa mỗi nhà và mời gọi người ta dự các buổi nhóm tối đặc biệt và học Kinh Thánh. Phần giới thiệu thông thường là: “Xin chào, chúng em là các sinh viên đến từ đại học mà bạn Leo đã học, và chúng em thăm viếng thị trấn này để chia sẻ một chút về những gì mà anh ấy muốn chia sẻ với những người hàng xóm thân yêu của mình.”

Những cánh cửa bắt đầu mở rộng ở mọi nơi, khi người ta trả lời: “Xin mời vào! Các em là bạn học của Leo, mấy em đang làm một công việc tuyệt vời ở tại đây!” Và người ta tiếp tục: “Làm sao mà gia đình Ojeda có thể tiếp tục sống hạnh phúc sau những gì xảy ra với họ?” Và: “Tôi cảm thấy hết sức chán nản, cuộc đời chẳng có nhiều ý nghĩa đối với tôi. Làm sao tôi có thể hưởng được hạnh phúc mà các em trình bày với tôi?” Hoặc là: “Tôi mệt mỏi vì bị bệnh. Tôi nhận thấy các em thực sự vui vẻ trong cuộc đời. Các em trông khỏe mạnh và hạnh phúc. Tôi muốn biết bí mật của các em!”
 


Leo Ojeda.
Mỗi ngày, trước bình minh và rất trễ về đêm, các thành viên của nhóm JAM quỳ gối cảm tạ Đức Chúa Trời vì những phép lạ đang diễn ra của Ngài. Một ngọn lửa sứ mạng thổi bùng qua thị trấn Hermoso Campo. Ngay khi mặt trời lặn, cả những người đi thăm viếng và các thợ xây được thay đổi hình dạng trở nên một đội những nhà truyền giáo trẻ “hoàn hảo.” Những thanh niên tự hướng dẫn các buổi nhóm, dạy những bài học về 8 phương thuốc thiên nhiên và hướng dẫn người ta đến với Đức Chúa Trời, một niềm tin mới vừa được phát hiện trong lời Ngài, và một niềm hy vọng được ban phước cùng niềm an ủi khi biết rằng Đức Chúa Jêsus vẫn sống và yêu thương mọi người.

Toàn thị trấn chấn động. Thị trưởng có những bài nói chuyện về tầm quan trọng của thị trấn. Các thành viên của JAM được các đài phát thanh địa phương phỏng vấn và có những bài nói chuyện với cả những bậc cha mẹ lẫn các giáo viên. Họ hứa rằng sẽ trở lại cùng với sự giúp đỡ chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ trong việc giải quyết một số sự tranh đấu của những người hàng xóm đối với ma túy, rượu bia và thuốc lá. Họ đã nhận được hàng trăm yêu cầu xin bài học Kinh Thánh, và phân phối nhiều quyển Kinh Thánh, sách về tôn giáo, và tạp chí.

Tuy nhiên, những ngày trôi qua thật nhanh chóng. Khi các bức tường nhà thờ được hoàn thành một nửa, thì một nhà thầu địa phương được thuê để tiếp tục thực hiện. Ngoài ra, giáo hạt tự trị Cơ Đốc Phục Lâm địa phương quyết định gởi 2 người hướng dẫn học Kinh Thánh để chăm sóc cho tất cả những người khao khát biết thêm về lời Đức Chúa Trời.
 
Thời gian để cảm tạ 
Gia đình Ojeda không hề đơn độc nữa nơi quê hương họ. Có hàng trăm người hàng xóm giờ đã hiểu về nguyên nhân của sức mạnh họ. Gia đình Ojeda nhận quá nhiều cú điện thoại xin giúp đỡ đến nỗi họ không thể trả lời hết được. Một sứ mạng mới chiếm hầu hết thời gian của họ. Ông Hipólito nhận ra rằng thật khó mà tiếp tục làm việc ở xưởng mộc, và bà Delia thì bận rộn chăm sóc hai nhân viên hướng dẫn học Kinh Thánh ở tại nhà mình. Vì vậy có nhiều sự thay đổi diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn.

Vào tháng 2 năm 2009, chỉ một năm sau khi Leo được chôn cất ở thị trấn Hermoso Campo, nhiều câu hỏi đã tìm được một lời giải đáp. Việc xây dựng thánh đường chính, bao gồm mái nhà và các thiết bị phòng vệ sinh đã được hoàn tất. Hai mươi sáu người đã dâng đời sống của họ cho Đức Chúa Jêsus và được chứng kiến qua một lễ báp-têm công khai. Một trong những người chịu báp-têm là nhà thầu được thuê để hoàn tất tòa nhà thờ.

Mỗi ngày Sa-bát, nhiều trẻ em tham dự trường Sa-bát, nhưng các em nhóm ở bên ngoài vì không đủ chỗ ở bên trong. Nhiều người giữ việc học Kinh Thánh, và có hơn 70 thỉnh cầu xin bài học Kinh Thánh. Những người chịu lễ báp-têm thì hiện nay trở thành người hướng dẫn học Kinh Thánh cho người muốn biết thêm về Kinh Thánh khác. Chị Blanquita, chị gái của Leo, đã tìm lại được Đức Chúa Trời và quay trở về với hội thánh. Em trai của Leo là Darío hiện đang học ở trường Đại Học Cơ Đốc Phục Lâm River Plate.
 


TEACHING MOMENT:
Primary education students reached out to the many children of Hermoso Campo.
Hơn một năm sau, những thanh niên JAM giữ lấy ước mơ của họ: họ muốn nhìn thấy nhà thờ được hoàn tất. Mỗi ngày Sa-bát họ nhóm lại để cầu nguyện cho thị trấn mà họ đã đến để yêu thương với cả tấm lòng mình. Vào lúc 7 giờ sáng mỗi ngày, họ cầu nguyện cho những người học Kinh Thánh và mới trở lại đạo. Một số người trong họ đi nhiều lần đến thị trấn Hermoso Campo để tham dự lễ rửa tội (baptismal services) và giữ liên lạc với gia đình Ojeda cùng gia đình hội thánh vừa mới tìm được của họ. Nhóm của trường đại học và người dân thị trấn Hermoso Campo thậm chí còn tổ chức thờ phượng cùng nhau trong cùng thời gian ít nhất một lần, bằng cách dùng điện thoại di động để kết nối với một vị diễn giả. 
 
Một ngọn lửa không bao giờ tàn lụi 
Các thành viên của JAM đã lo việc lợp một mái che lên trên nhà thờ để che hơn 60 người mỗi ngày Sa-bát. Hội thánh đang phát triển và sẽ chính thức được dâng vào cuối năm 2010. Quý vị có thể hình dung thiên đàng sẽ vui mừng thể nào vào giây phút đó không?

Nhu cầu lớn nhất hiện nay là gây những quỹ đủ để thuê những nhân sự Kinh Thánh nhằm chăm sóc nhiều người ở thị trấn Hermoso Campo khao khát học lời của Đức chúa Trời.

Khi viết lên những lời này, tôi mong mỏi được có mặt tại giây phút Leo thức dậy để tìm gia đình yêu dấu của mình, gặp lại nhóm người đẹp đẽ ở hội thánh Hermoso Campo, và những thanh niên ra đi vì sứ mạng, họ đã tiếp tục hoàn tất công việc mà gia đình Ojeda trong cách thức yên lặng nhưng đầy hiệu quả như thế. Thật là một sự nhóm lại tuyệt vời khi Đức Chúa Jêsus sẽ ôm lấy và chào đón họ trong vương quốc Ngài, nơi không còn chết chóc, đau đớn hay là khóc lóc nữa! Cuối cùng, sẽ có những câu trả lời cho những câu hỏi vẫn còn chưa được giải đáp của chúng ta.

Trong lúc này, thì bà Delia luôn sẵn sàng: mỗi lần có người hỏi bà làm sao bà có thể chịu nổi cái chết của con trai yêu dấu mình, bà mở Kinh Thánh và đọc một cách quả quyết: “Từ rày phước thay cho những người chết là người chết trong Chúa! Đức Thánh Linh phán: Phải, vì những người ấy nghỉ ngơi khỏi sự khó nhọc, và việc làm mình theo sau.”
 
*Những ý tưởng này dựa trên những điều ghi chú trong lá thư Leo gởi cho Đức Chúa Trời một vài ngày trước trước khi anh chết. Nó được tìm thấy trong quyển Kinh Thánh của anh. 
 
capellan@uap.edu.ar This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

TRAO THƯỞNG THI CÂU GỐC BÀI HỌC SABAT QUÍ 3 2010

Tối thứ 7 ngày 25/09/2010 Ban Sabat đã tổ chức thi câu gốc bài Sabat quí 3 /2010 ...Tạ ơn CHÚA Phần thi đã diễn ra trong không khí vui vẻ và tất cả các thành viên tham gia đều hài lòng với phần thưởng của mình.

NHÓM THANH NIÊN TỐI THỨ 6 (24/09/2010)

CHƯƠNG TRÌNH DO TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM PHỤ TRÁCH.

CÁC BẠN LÀM CHƯƠNG TRÌNH :
                                                               - Trị sự : My Tha
                                                               - Chia sẻ kiến thức : K'Dung

* Chia sẻ kinh thánh : K'Huêl 

 


 


CLIP NHÓM THỜ PHƯỢNG TỐI THỨ 4 TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ


Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

CÂU CHUYỆN ĐỨC TIN

Bơ vơ
23.08.2010 11:10
Xem hình

Sau một ngày đi đường quá mệt mỏi bằng xe máy, về đến nhà tôi quên cả tạ ơn Chúa. Vừa đặt lưng xuống là ngủ mê như chết, tôi lạc vào một giấc mơ kì lạ.
Chẳng hiểu sao tôi thấy mình bỗng ở Thanh Hóa, vùng đất miền Bắc của tổ quốc – nơi tôi chưa đến một lần nào mà chỉ biết địa danh trên bản đồ! Trong người tôi không có một xu dính túi, đầu trần – chân đất, vừa đói vừa khát tôi lê bước chân rã rời đến một ngôi nhà ven đường. Sau khi nghe tôi trình bày, cụ già chủ nhà mời tôi dùng cơm nắm độn khoai mì với muối. Ở đây thuộc vùng quê chưa có điện, người dân còn đào giếng để lấy nước, mùa nắng nên giếng cạn, nước quý như… vàng chỉ được hớp để… cầm hơi. Cả thôn, không nhà nào có điện thoại bàn nói gì đến điện thoại di động. Tôi hỏi thăm mọi nơi nhưng không thể nào liên lạc được với vợ con tôi. Chỗ nầy lại cách xa trục lộ giao thông, làm sao có thể tìm được xe để quá giang trở về miền Nam yêu dấu!?

Tôi đi lang thang như một kẻ điên giữa trời trưa nắng cháy da, phỏng trán, nhìn những cánh đồng cỏ bị chết khô mà lòng dạ rối bời. Chẳng hiểu sao bỗng dưng mình mất hết, bơ vơ nơi xứ lạ quê người, không vợ con, không tiền của. Tôi là một người có gia đình hạnh phúc, con cái thành đạt, vợ chồng tôi sống ở miền sông nước Cửu Long cây ngọt trái lành. Từ bé đến lớn chưa hề biết đói khát là gì, thế mà với tình cảnh nầy rồi đây chắc tôi sẽ chết đói, chết khô, không ai biết để tìm tôi.

Tôi thất thểu lần ra bờ sông, gió lướt khô ran, kinh hoàng tôi đứng nhìn lòng sông nứt nẻ… Nhìn lên bầu trời trong trẻo không một gợn mây, nước mắt khô đi không thể tràn ra nổi, cực kỳ thất vọng - tôi quỳ xuống rồi gào to lên: "Chúa ơi !" …Có người lay tôi dậy: "Anh ơi, anh ơi! Anh làm sao vậy?!" Tôi tỉnh người, mồ hôi vã ra như tắm và không ngồi dậy nổi. Nắm chặt lấy tay vợ mình, tôi phải định thần một lát cho hết kinh hoàng. Vậy là tôi hiểu rồi, vì đuối quá tôi ngủ vùi, không cầu nguyện tạ ơn Chúa sau một ngày đi đường được bình an, điều nầy vợ tôi nhắc nhở hoài nhưng tôi không nghe!  Nhớ lại cơn ác mộng, tôi rùng mình sợ hãi. Ôi, cái cảnh bơ vơ nơi xứ lạ quê người thật quá kinh khủng! Vậy mà trong cơn mơ, tôi đi lang thang hàng giờ đến khi mệt lã mà trong lòng có nhớ đến Chúa đâu!

Vợ tôi thường lập lại câu Kinh Thánh trong sách Thi Thiên 27:7, mỗi khi cầu nguyện: "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nghe; tiếng chúng con kêu cầu cùng Ngài; Hãy thương xót chúng con và nhậm lời chúng con." Lắm lúc vì sự sống hằng ngày chúng ta quên Chúa, đời sống tin kính cứ giữ cầm chừng, đức tin thả trôi theo dòng đời không được vun đắp… Đến khi gặp hoạn nạn ta kêu cầu Chúa cứu, Chúa có dũ nghe không?!  Rồi ngày Chúa Cứu Thế tái lâm, trong sách Ma-thi-ơ 24:40-44 có chép: "Lúc ấy sẽ có hai người nam ở trong một đồng ruộng, một người được đem đi, còn một người bị để lại. Vậy hãy tỉnh thức vì các ngươi không biết ngày nào Chúa mình sẽ đến. Hãy biết rõ, nếu người chủ nhà đã hay canh nào kẻ trộm sẽ đến, thì tỉnh thức, không để cho đào ngạch nhà mình..Vậy thì các ngươi cũng hãy chực cho sẵn, vì Con Người sẽ đến trong giờ các ngươi không ngờ."

Ôi, bơ vơ! Tôi đã sống qua những giờ phút cực kỳ đau khổ, sợ hãi, thất vọng, bơ vơ vì không có Chúa. Tạ ơn Chúa vô cùng. Các bạn và tôi hãy xét lại: Chúng ta có đặt Chúa trước nhất chưa? Hay là chúng ta đặt Chúa vào hàng thứ mấy? Ngày Chúa Cứu Thế tái lâm, chúng ta sẽ vui mừng, hớn hở hay là kêu cầu, nức nở, van xin cùng Chúa? Như thế có quá muộn màng hay không?!

M - Q - Đ [ĐN CĐPL LH]
cdpl (Theo MCD số 82 - tháng 8 / 2010)

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2010

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010

Sự Khôn Ngoan Trong Việc Chọn Người Bạn Đời




Mở đầu: Tuy đề tài nói việc chọn người bạn đời với nhiều bạn trẻ cho là tụi con còn trẻ, làm gì mà phải lo tìm người bạn đời. Nhưng không sớm đâu, khi các bạn bắt đầu có bạn gái hay bạn trai là đã đến lúc các bạn cần lưu ý những điều tôi muốn chia xẻ đây. Còn với những người đã có gia đình, hy vọng, những lời dạy dỗ trong Kinh Thánh cũng sẽ giúp mỗi người chúng ta cố gắng sửa chữa những gì mình thiếu sót để mang lại hạnh phúc cho gia đình mình.
Sáng hôm nay tôi muốn được chia xẻ với quí vị Sách Châm Ngôn. Đây là một trong ba sách viết bởi Vua Sa-lô-môn. Sách Châm Ngôn là một tuyển tập các lời dạy dỗ của Vua Sa-lô-môn, vua viết sách nầy vào những năm đầu của thời kỳ vua trị vì xứ Do-thái.
Khôn ngoan và thông thái khác nhau như thế nào? Thông thái là hiểu biết nhiều điều. Và khôn ngoan là biết áp dụng những điều mình biết vào đời sống mình. Chúng ta có thể là người thông thái uyên thâm, nhưng không có sự khôn ngoan thì sự thông thái của chúng ta cũng là vô dụng.  Sa-lô-môn được xem là người khôn ngoan thông sáng nhất thế gian. Đức Chúa Trời đã ban cho ông sự khôn ngoan vì ông đã cầu xin Chúa cho mình điều ấy hơn là xin Chúa ban cho sự giàu sang và quyền thế. Nhưng bởi sự khôn ngoan, vua được có thêm sự giàu sang và quyền thế.
Trong sách Châm Ngôn chúng ta thường thấy nhắc đến hai hạng người. Hai hạng người nầy chọn hai con đường hoàn toàn khác biệt nhau trong đời sống họ: đó là người khôn và kẻ dại.
Để định nghĩa sự khôn ngoan, Sách Châm Ngôn cho biết: “Sự kính sợ Đức Chúa Trời là khởi đầu sự tri thức; còn kẻ ngu muội khinh bỉ sự khôn ngoan và lời khuyên dạy.” (1:7).
Các lời Châm Ngôn dạy đủ điều cho cách sống của con người. Hôm nay, chúng ta thử học xem sách Châm Ngôn dạy gì về việc lựa chọn người bạn đời. Và những qui tắc nầy cũng cần thiết cho các bạn trẻ trong việc chọn bạn hay chọn cái người bạn đặc biệt ấy.
Một mục sư ở chương trình Tiếng Nói Hy Vọng có lời khuyên thế nầy cho các bạn trẻ, Khi các bạn bắt đầu quen biết một ai, dầu bạn không nghĩ mình sẽ lập gia đình với người ấy, chỉ đi chơi như bạn bè mà thôi, nhưng bạn cũng cần phải chọn lựa như thể là bạn có thể một ngày lập gia đình với người ấy. Lý do, chúng ta không ai biết được tương lai. Có thể đi chơi, gặp gỡ, một lần, hai lần, rồi cả năm sau thấy mình cũng chỉ đi chơi với có một người nầy, rồi thời gian qua, người ấy đã thành người bạn đường tương lai của mình. Nên hãy cẩn thận, dầu chỉ đi chơi có tính các bạn bè một đôi lần, bạn cũng phải chọn người cẩn thận.

Trước hết chúng hãy nghiên cứu xem sách Châm Ngôn dạy dỗ chúng ta bí quyết gì trong việc chọn một người vợ tương lai.
(12:4) “Người đàn bà nhân đức là mão triều thiên cho chồng nàng; còn vợ làm xấu hổ khác nào mục trong xương cốt người.” Hạnh phúc trong cuộc đời chúng ta tùy thuộc vào việc chúng ta có được người vợ tốt và vừa ý. Bất cứ ai xem hôn nhân là hệ trọng, là thánh lễ, sẽ là người muốn cuộc hôn nhân của mình tồn tại suốt đời. Họ không xem thường hôn nhân, như người ta đi shopping ở bên Mỹ, mua về, thử đi thử lại không vừa ý thì đem trả. Ở đây chúng ta thấy một người vợ nhân đức sẽ làm cuộc đời người chồng được nể nang, nhưng người vợ không tốt chỉ làm ông chồng xấu hổ, khổ sở cả một đời! Bởi vậy các bạn thanh niên, khi có dịp quen biết, đi chơi, giao du với các cô, đây là lúc bạn quan sát cá tính của người con gái.
Ly dị là điều đau buồn. Đó không phải là một giải pháp dễ dàng. Đức Chúa Trời thiết lập lễ hôn nhân, Ngài không thiết lập lễ ly dị. Nhất là khi có con cái. Các bạn thanh niên hãy cẩn thận trong việc chọn người bạn đôi lứa. Cho dầu một cuộc hôn nhân bị đổ vỡ, bạn nghĩ, khỏe quá không phải ở hoài với bà vợ ấy, nhưng các bạn phải nhớ “con mụ vợ cũ ấy” suốt đời vẫn là người mẹ của con cái bạn!
Như vậy tiêu chuẩn nào chúng ta cần biết để chọn một người vợ hiền?  Nàng có phải đẹp khuynh nước khuynh thành chăng? Nàng phải thật thông minh? Phải thật giàu? Phải biết nhảy đầm hay, ăn mặc đúng thời trang, v.v.? (Các bạn trai cũng phải cẩn thận, nếu mình đòi hỏi nhiều quá thì trước hết hãy nhìn kỹ mình trong gương xem mình có xứng đáng để đòi hỏi một người vợ hội đủ các điều kiện ấy hay không?)
Đây là những tiêu chuẩn Kinh Thánh dạy:
1.Cầu xin Đức Chúa Trời hướng dẫn và giúp bạn (19:14): “Nhà cửa và tài sản là cơ nghiệp của tổ phụ để lại; Còn người vợ khôn ngoan do nơi Đức Chúa Trời mà đến.” Nghĩa là ai tìm được một người vợ tốt ấy là ơn Đức Chúa Trời ban cho. Sự thành công tìm được người vợ quí là tùy nơi Chúa hơn bạn tưởng. Bởi vậy chúng ta phải cầu nguyện. Nói chuyện cùng Chúa và để Ngài hướng dẫn. Bạn sẽ rời nhà cha mẹ mình để xây dựng một tổ ấm mới với người bạn đời của mình, người mình sẽ đi cùng trong suốt cuộc hành trình 50, 60 năm nữa. Đi tìm người bạn đời ấy là một điều hệ trọng. Đừng đi một mình. Hãy xin Chúa đi cùng. Xin Chúa hướng dẫn bạn.
2.Đừng đặt sắc đẹp là điều quan trọng nhất (31:30): “Duyên là giả dối, sắc là hư không.” Tôi có anh bạn, anh ta nói, xấu đẹp không sao, cưới xong về cho bả đi sửa sắc đẹp là xong, vợ xấu cũng thành vợ đẹp. Dĩ nhiên anh ta chỉ đùa mỉa mai thôi. Nhưng điều đó cũng cho chúng ta thấy, sắc chỉ là vẻ đẹp bề ngoài và tạm bợ mà thôi. Nếu cuộc hôn nhân chỉ đặt nền tảng trên sắc đẹp thì cuộc hôn nhân ấy khó mà bền bỉ. Rất đáng tiếc là trong xã hội hiện đại, người ta đặt nặng vẻ đẹp bên ngoài. Đây mới là những điều người ta cần tìm nơi người vợ tương lai:
a.Kính sợ Đức Chúa Trời (31:30) “Nhưng người nữ nào kính sợ Đức Giê-hô-va sẽ được khen ngợi.” Đó là người đàn bà khôn ngoan vì kính sợ Đức Chúa Trời là khởi đầu sự khôn ngoan. Trong phần lớn các gia đình, người mẹ ảnh hưởng việc nuôi dạy con cái nhiều hơn người cha. Người mẹ là người chọn sự ăn uống cho con cái, dạy dỗ chúng nó biết yêu thương và kính sợ Chúa. Những đứa trẻ ấy là máu mủ của bạn, có lẽ chúng là những gì quí báu nhất trên đời bạn. Nếu bạn gặp một người vợ không cùng niềm tin, hậu quả bạn sẽ thấy con cái mình dần dần xa cách với niềm tin của bạn.
b.Sự dè dặt (11:22) “Một người đàn bà đẹp đẻ mà thiếu sự dè dặt, Khác nào một vòng vàng đeo nơi mũi heo.” Dè dặt đây có nghĩa là người biết ăn, biết nói đúng lúc đúng khi, biết cư xử đúng cách, không phô bày trong cách ăn mặc, không sỗ sàng trong hành vi, cử chỉ. Nếu thiếu yếu tố nầy, người con gái có đẹp cách mấy cũng chẳng ích chi cho cô ta. Vẻ đẹp thể lý rồi cũng tàn tạ, chúng ta cần tìm người có những cá tính tốt để giúp nàng có sự khôn khéo, khôn ngoan. Việc gìn giữ cơ thể, sắc diện sạch sẽ khỏe mạnh là điều cần thiết, nhưng chúng ta cũng cần phải bồi đắp khả năng suy nghĩ, cung cách trong lời ăn tiếng nói.
c.Khôn ngoan (14:1): “Người nữ khôn ngoan xây cất nhà mình, song kẻ ngu dại lấy tay mình mà phá hủy đi.” Người vợ khôn ngoan xây dựng một mái ấm gia đình, gìn giữ nó, làm cho mái nhà là nơi vui vẻ, nơi người chồng muốn trở về, con cái tìm được sự bảo toàn. Một người vợ thiếu đức tính nầy sẽ làm cho gia đình trở thành một địa ngục, nơi người chồng không muốn về, con cái chỉ mong vừa đủ tuổi là dọn nhà ra đi.
2.Tránh những người đàn bà lúc nào cũng sẵn sàng gây gỗ, sân si. Thà đừng lấy vợ, độc thân suốt đời hơn là phải lập gia đình với một người không mang lại hạnh phúc cho mình. Được có một người vợ hiền là ân phước Chúa ban. (18:22): “Ai tìm được một người vợ, tức tìm được một điều phước; và hưởng được ân điển của Đức Giê-hô-va.” Đức Chúa Trời đã thiết lập lễ hôn nhân. Đó là nghi lễ đầu tiên Ngài đã thiết lập trong vườn Ê-đen. Phép lạ đầu tiên Đức Chúa Giê-su làm trong chức vụ hành đạo của Ngài cũng tại một hôn lễ. Hôn nhân là một ân phước Chúa ban. Ngài muốn chúng ta vui hưởng cuộc sống nơi trần thế nên Ngài đã thiết lập hôn lễ, và Ngài đã ban phước và gọi đó là tốt lành.
Các bạn trẻ, đó là một vài điều hướng dẫn mà tôi hy vọng các bạn nhớ đến khi tìm người bạn đời. Và các thiếu nữ, những sự dạy dỗ ấy của Kinh Thánh cũng giúp các cô biết thế nào để tương lai mình có thể là một người vợ tốt và mang lại hạnh phúc cho gia đình mình.
Bây giờ chúng ta hãy xem sách Châm Ngôn có lời khuyên nào trong cách tìm người chồng tốt.
Có nhiều cách cho chúng ta biết về con người thật, cá tính của một người đàn ông. Tôi còn nhớ khi chưa lập gia đình, tôi gặp lại một người bạn thời sinh viên ở Saigon. Anh ta mời tôi đi ăn một bửa cơm tối. Anh ta ăn mặc bảnh bao, lái chiếc Mustang đời mới nhất. Trên đường từ Glendale ra Hollywood, anh ta lái xe ào ào, theo sát đuôi người đằng trước, và đạp thắng liên miên. Tôi nhớ mình đã tự nghĩ trong đầu, 1) có gì mà phải gấp rút như vậy, 2) hay là anh ta có giận tức chuyện gì chăng. Không gấp mà cũng không giận. Nhưng như vậy cũng đủ cho tôi thấy cá tính của người bạn ấy. Tôi thấy không cần thiết phải đi chơi thêm một lần thứ hai hay thứ ba nữa, chỉ mất thì giờ cho cả hai người vì chắc chắn sẽ không đi đến đâu. Hãy xem Kinh Thánh bảo chúng ta phải quan sát gì nơi người đàn ông. Hành vi, thái độ nói lên rất nhiều về cá tính của một người.
1.Người ấy có tử tế với súc vật hay không? Chắc quí vị ngạc nhiên với điều kiện nầy? Đúng ra cách một người có tử tế với một con thú bày tỏ đó có phải là một người hung bạo, hay là người hiền hòa. (12:10): “Người công bình coi sóc sự sống của súc vật mình; Còn lòng thương xót của kẻ dữ khác nào sự hung bạo.”
2.Người ấy có biết lắng nghe lời khuyên bảo của người khác hay không? Điều ấy biểu lộ cho bạn biết anh ta là người khôn ngoan hay là một kẻ ngu muội. (12:15): “Đường lối của kẻ ngu muội vốn ngay thẳng theo mắt nó; còn người khôn ngoan nghe lời khuyên dạy.” Một con người cứng đầu, lúc nào cũng cho mình là đúng, không muốn bàn cải hay thảo luận một quyết định nào cả, cứ khư khư làm theo ý mình. Người ta thường nói đàn ông dễ đi lạc hơn đàn bà, vì cứ xăm xăm mà đi, không biết đường cũng cứ nghĩ mình là đúng, trong khi ấy đàn bà biết mình không biết và ngừng lại hỏi đường. Lập gia đình với một người bướng bỉnh, không chịu nghe ai, quyết định mọi việc một mình, không trọng nể ý kiến của vợ con sẽ làm cho cuộc hôn nhân của bạn đầy bực tức, không thỏa nguyện, và người vợ sẽ thấy cô đơn vô cùng vì chồng không xem ý kiến của vợ là ra gì, hoặc là không muốn vợ biết mọi việc mình làm!
3.Người ấy giao du với loại bạn bè nào? Nếu bạn bè anh ta là những hạng chẳng ra gì, thì cuộc đời chính bạn cũng có thể bị lôi kéo theo và cũng chẳng ra gì! (13:20): “Ai giao tiếp với người khôn ngoan trở nên khôn ngoan; nhưng làm bạn với bọn điên dại sẽ bị tàn hại.” Chúng ta có cần phải bàn thêm gì nữa không? Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Mỗi ngày nhan nhãn trong cộng đồng người Việt, chúng ta nghe những câu chuyện của các thanh niên, tuy là con nhà đàng hoàng nhưng đi chung với đám bạn chẳng ra gì, chúng làm điều xằng bậy, cả đám bị tóm cổ chung. Hay tệ hơn, người thanh niên tốt rồi cũng bắt chước bạn bè, trở thanh kẻ chẳng ra gì. Các cô phải cẩn thận, nếu người bạn trai của mình giao du với những loại bạn không tốt, thì thà tránh ngay từ đầu còn hơn.
4.Người ấy là một người nóng tính, hay là một người nhẫn nại. (14:29): “Kẻ nào chậm nóng giận có sự thông sáng lớn; Nhưng ai hay nóng nẫy tôn lên sự điên cuồng.” Không gì có phước hơn là có được một người chồng hiểu biết và nhẫn nại. Đây là một đức tính tối cần nơi người bạn đời bạn muốn tìm; thiếu đức tính nầy, cuộc hôn nhân của bạn sẽ chẳng đem lại cho bạn sự vui vẻ, mà người chồng nóng nảy chỉ mang lại sự sợ hãi trong gia đình và tủi hổ khi ra ngoài.
5.Người ấy làm gì để sống? Bạn hãy cẩn thận, nghề nghiệp, hay phương cách người bạn đời của mình mang lại lợi tức có thể mang lại ân phước, mà cũng có thể là sự rủa sả. (15:27): “Người tham lợi làm rối loạn nhà mình; Còn ai ghét kẻ hối lộ sẽ được sống.” Lấy nột người chồng vung vãi tiền bạc, mua sắm đủ thứ cho vợ con, chưa hẳn đó đã là hạnh phúc, nếu tiền ấy là tiền phi nghĩa. Nếu chồng mình lường gạt, mánh mung, trốn thuế, giả mạo giấy tờ, thì sự giàu sang ấy là một điều rủa sả. Bạn muốn tìm một người liêm chính, lúc nào cũng cương quyết từ chối không làm điều bất nghĩa, dầu chỉ là vì $10 hay $100,000, ấy là một người chính trực. Lúc nào cũng cẩn thận để ý xem nguồn lợi tức của bạn mình đến từ đâu.
6.Người ấy có phải lúc nào cũng bày tỏ mình là người thông thái không? (17:27, 28): “Người nào kiêng lời nói mình có tri thức; Còn người có tính ôn hàn là một người thông sáng. Khi nín lặng, dầu kẻ ngu dại cũng được cầm bằng khôn ngoan; Còn kẻ nào ngậm môi miệng mình lại được kể là thông sáng.” Những lời dạy bảo nầy thật tỏ tường. Người Việt mình cũng có nhiều câu để diển tả những người nói nhiều mà không biết chi hết, “thùng rỗng kêu to” hay “không biết thì dựa cột mà nghe”. Một người nói nhiều có thể còn làm cho người ta thấy anh ta không biết nhiều và thiếu sự khiêm nhường. Nếu không biết, thì nên làm thinh, lắng nghe, và học hỏi thêm. Người không biết, mà biết làm thinh, thì được xem là người khôn ngoan. Còn người không biết mà hay nói, thì chỉ tỏ rỏ cho mọi người thấy sự dốt nát của mình.
7.Người ấy có lòng thương người hay không? Nhất là với những kẻ nghèo, hèn, thua kém mình? (21:13): “Ai bưng tai không khứng nghe tiếng kêu la của người nghèo khổ; Người đó cũng sẽ kêu la mà chẳng ai đáp lại.” Một người tử tế với kẻ thua mình bày tỏ anh ta là người có lòng nhân và đối đãi mọi người như nhau bất luận sang nghèo. Anh ta biểu lộ sự độ lượng và nhân đức của mình, chắc chắn cuộc đời của anh ta sẽ được phước.

Đó là những đức tính các cô muốn tìm thấy nơi người bạn đời tương lai của mình. Và Kinh Thánh cũng nói rất rõ ràng nếu bạn thấy một người có các chân tính sau đây thì nên tránh xa!
1. Người ấy có tính lẳng lơ, tham sắc. Đây là hạng người mang lại sự đau khổ cho gia đình bạn. (6:27-29): “Há có người nào để lữa trong lòng mình, mà áo người chẳng bị cháy sao? Há có ai đi trên than lữa hực, mà chân mình chẳng phồng chăng? Kẻ nào đi tới cùng vợ người lân cận mình cũng vậy; Phàm ai đụng đến nàng ắt chẳng được khỏi bị phạt.” Có người cho rằng phạm tội tà dâm đâu có sao miễn là hai người trong cuộc đồng ý với nhau! Sự thật rằng, mọi người thân chung quanh đều bị liên hệ đau đớn. Người ngoại tình mang lại sự đau buồn cho vợ, cho chồng, cho con cái mình. Từ trong lúc ban đầu mới quen biết, bạn có thể thấy chân tính nầy biểu lộ nơi người bạn trai của mình. Nếu có, thì nên tránh xa người ấy ngay từ đầu.
2.Một người nóng tính, dể nổi giận. Phải tránh những người nầy. Anh ta sẽ tàn hại cuộc đời của anh ta và tàn hại cuộc đời bạn nữa. (22:24, 25): “Chớ làm bạn với người hay giận; Chớ giao tế cùng kẻ cường bạo; E con tập theo đường lối nó, và linh hồn con bị bẫy hãm hại chăng.” Khi bạn giao du cùng một người nóng nảy hay hò hét; bạn cũng sẽ nóng nảy gây gỗ trở lại. Hét qua, hét lại, trong cơn tức giận buông ra những lời thô lỗ, mà về sau mình lấy làm hối tiếc . . . dần dần con người mình chẳng còn là con người hiền thục, nhu mì nữa mà mở miệng chỉ ra chỉ là những lời thô lỗ cộc cằn, và thái độ mình lúc nào cũng hung hăng sẵn sàng gây gỗ. Linh hồn bạn đã bị mắc bãy hãm hại mất rồi. Chúng ta đọc báo chí hằng ngày nghe biết bao nhiêu chuyện của những người bạn trai, người chồng nóng nảy đã hảm hại vợ con, giết vợ, đốt con, bắt cóc bạn gái, v.v. Phải tránh xa những người nầy từ lúc ban sơ.
3.Kẻ ghiền rượu (23:29, 30): “Ai bị sự hoạn nạn? Ai phải buồn thảm? Ai có sự tranh cạnh? Ai than siếc? Ai bị thương tích vô cớ? Ai có con mắt đỏ? Tất là những kẻ nán trễ bên rượu, đi nếm các thứ rượu pha.” Dầu trong Kinh Thánh rượu nho được dùng trong những dịp vui mừng, nhưng lời châm ngôn dạy chúng ta phải cẩn thận về sự nguy hiểm của rượu. Nó làm người ta mất sự sáng suốt, mất sự khôn ngoan, trở nên điên cuồng. Rượu làm người ta mất thăng bằng không còn chủ động được thể xác mình. Một người chồng say sưa làm xấu hổ chính bản thân anh ta và xấu hổ cho vợ con mình. Phải tránh xa từ ban đầu nếu người bạn trai của bạn có tính thích nhậu nhẹt.

Để kết luận, hôn nhân là một quyết định nghiêm trọng nhất trong đời một người. Là Cơ đốc nhân, chúng ta phải cố gắng đừng để gia đình đi đến chổ đổ vỡ. Đừng lập gia đình với ý định, nếu không xong thì ly-dị. Chúng ta phải cẩn thận vô cùng trong việc chọn lựa người bạn đời. Các bạn trẻ hãy nhớ rằng, người bạn đời ấy sẽ là cha hay là mẹ của con cái bạn. Nếu bạn có mệnh hệ nào, ấy là người sẽ nuôi dạy và bảo vệ con cái bạn. Nên hãy lựa chọn cẩn thận. Làm sao chúng ta có thể tự làm những quyết định quan hệ nhất cho đời sống mình mà không tìm cầu sự chỉ dạy của Lời Chúa? Những điều tôi chia xẻ sáng hôm nay không phải là tất cả mọi sự dạy dỗ của Kinh Thánh trong việc tìm người bạn đời, nhưng chỉ là một phần mà thôi. Quí vị đã thấy đó, Sách Châm Ngôn có những lời dạy dỗ rất thiết thực, áp dụng cho đời sống của người ngàn xưa, mà đến ngày nay cũng vẫn áp dụng được cho đời sống của chúng ta của thời hiện đại. Hãy tìm cầu sự hướng dẫn của Chúa, và để cho Ngài giúp chúng ta trong sự quyết định điều nghiêm trọng nầy của cuộc đời mình.
Cầu xin Chúa ở cùng quí vị luôn.

                                                                                  Nguồn tinhuu.net          

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2010

Sức khỏe kì 02

7 loại bệnh tật nên biết

7. Bệnh đậu mùa

Đây là một loại bệnh truyền nhiễm và đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do vi-rút variola gây ra. Bệnh đậu mùa dễ lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc tiếp với người bệnh qua đường nước bọt, hơi thở, phân, nước tiểu, và những mụn nhọt hay lở loét trên người. Hãy tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và chủng ngừa để hạn chế bệnh phát triển.

6. Bệnh bạch hầu

Theo thống kê mỗi năm có 260.000 trường hợp chết do bệnh bạch hầu gây ra. Tuy nhiên bệnh này cũng đã có vắc-xin phòng bệnh khá hiệu quả. Đây là một bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn bạch hầu gây ra có tên là Corynebacterium.

5. Bệnh viêm gan B


 
Hàng năm có khoảng 1,2 triệu người chết do viêm gan B. Virus này gây ra bệnh xơ gan, có thể dẫn đến ung thư gan và nó cũng gây ra dịch bệnh chủ yếu ở châu Phi và châu Á. Bệnh này cũng đã có vắc-xin phòng bệnh.

4. Bệnh sởi

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp, lây lan nhanh đặc biệt là trẻ em. Bệnh biểu hiện bằng tình trạng viêm long ở kết mạc mắt, niêm mạc đường hô hấp, đường tiêu hóa và phát ban đặc hiệu ngoài da. Bệnh dễ bùng phát vào mùa mưa và cần kiêng gió nước để tránh biến chứng. Bệnh này cũng đã có vacxin đặc hiệu phòng bệnh sởi.

3. Bệnh ho gà

Hàng năm có hơn 990.000 người chết vì bệnh ho gà. Ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp qua các giọt nhỏ nước bọt chứa trực khuẩn ho gà. Mọi người đều có thể mắc bệnh nhưng trẻ em 1-6 tuổi dễ bị hơn; trẻ càng nhỏ bệnh càng nặng. Đã có vacxin phòng bệnh này.

2. Bệnh dịch hạch

Bệnh dịch hạch có thể được coi là bệnh của ngày xưa. Nhưng bạn cũng nên chú ý đến những dấu hiệu sau nếu thấy nôn ra máu liên tục, hơi thở nặng nhọc, đau đớn cùng cực, đau tứ chi và ho. Dấu hiệu đáng chú ý của bệnh này là các tuyến bạch huyết sưng to.

1. Bệnh mụn rộp

Bệnh do siêu vi trùng herpes lây qua các hoạt động tình dục. Dùng bao cao su là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Minh Anh
TheoAWT

SÚP TÂM LINH

  
Phép lạ từ tình yêu thương
Khi Karen biết mình đã có thai đứa con thứ hai, như những bà mẹ hiểu biết khác, cô cố gắng giúp cho đứa con trai 3 tuổi của mình - Michael - làm quen với việc nó sẽ có em. Họ siêu âm và biết đứa trẻ là một bé gái. Thế là ngày qua ngày, đêm nào Michael cũng hát cho đứa em gái, còn đang ở trong bụng mẹ, của mình nghe.
Cậu bé đang xây dựng một tình yêu với đứa em gái bé nhỏ trước cả khi cậu gặp được em mình nữa. Mọi việc diễn ra tốt đẹp cho cả hai me con Karen - người vốn là một tín đồ sốt sắng của Hội thánh Panther Creek United, Tennessee. Và rồi thời điểm sanh nở đến.
Mỗi năm phút, mỗi ba phút, và rồi mỗi phút chờ đợi trôi qua... Nhưng bất ngờ một biến chứng phức tạp xuất hiện khi cô đang trên bàn sanh, Karen phải trải qua hàng giờ đau đớn. Các bác sĩ băn khoăn không biết có cần phải mổ hay không? Cuối cùng, sau một thời gian dài tranh chiến, em gái của Michael đã ra đời. Nhưng cô bé đang trong tình trạng rất nguy hiểm. Một tiếng còi hú vang lên trong đêm khuya, và chiếc xe cấp cứu lao đi, chở đứa trẻ vừa sanh đến khu chuyên khoa ở bệnh viện St. Mary, Knoxville, Tennessee.
Những ngày dài trôi đi chậm chạp. Tình trạng của đứa bé ngày càng tệ hơn. Các bác sĩ nhi khoa nói với cha mẹ đứa trẻ trong sự hối tiếc, "Chỉ có một chút hy vong mà thôi. Xin chuẩn bị cho điều xấu nhất có thể xảy ra." Karen và chồng cô liên lạc với nghĩa trang trong vùng để mua một phần đất mai táng. Trước đây, họ đã sửa sang lại căn phòng đặc biệt trong nhà cho em bé - nhưng bây giờ họ lại phải chuẩn bị cho một lễ tang.
Tuy nhiên, Michael vẫn nài xin cha mẹ cho cậu vào thăm em bé. "Con muốn hát cho em nghe mà," cậu cứ nói mãi. Đã sang tuần thứ hai trong phòng săn sóc đặc biệt, và người ta tự hỏi không biết lễ tang có đến trước khi sang tuần thứ ba không.
Michael vẫn cứ tiếp tục mè nheo về chyện nó muốn hát cho em gái nghe, nhưng con nít không được phép vào phòng Săn sóc đặc biệt. Karen suy nghĩ. Cô sẽ đem Michael vào thăm em bé, cho dù người ta có cho hay không! Nếu cậu bé không được gặp em nó vào lúc này, thì có thể lắm nó sẽ chẳng còn dịp nào khác.
Cô dấu con vào trong áo và bế nó vào phòng. Nhưng cô y tá trưởng đã phát hiện ra và la lên, "Đem đứa trẻ ra ngoài nhanh! Trẻ em không được phép vào đây!" Bản năng của người mẹ trổi dậy mạnh mẽ trong Karen, và người phụ nữ vốn dịu dàng và ôn hòa, bây giờ lại trừng mắt vào cô y tá nọ, cô nói với giọng dứt khoát, "Nó sẽ không rời khỏi đây cho đến khi nó hát cho em gái nghe!"
Karen dắt Michael lại bên nôi em bé. Cậu bé nhìn chằm chằm vào em gái nhỏ xíu của mình vốn đang phải tranh chiến để được sống. Sau một phút, cậu bé bắt đầu hát. Bằng một giọng hát ngây thơ và trái tim trong sáng, cậu bé Michael 3 tuổi hát: "Em là ánh mặt trời của anh, chỉ là em thôi. Em làm cho anh hạnh phúc khi mà bầu trời chung quanh u ám..." Ngay lúc đó, em bé gái dường như có chút phản ứng. Những mạch đập của nó chậm dần lại và đều đặn hơn.
"Hát tiếp đi con, Michael," Karen bật khóc và khuyến khích con, đang khi cô cầu nguyện trong lòng, "Chúa ôi, xin hãy thương xót con gái bé bỏng của con."
Michael tiếp tục, "Chắc em không biết đâu, không biết là anh thương em rất nhiều đâu. Đừng lấy mất ánh mặt trời của anh đi nhé..."
Khi Michael hát cho đứa em nhỏ của mình nghe, hơi thở dồn dập và mệt mỏi của nó trở nên đều đặn hơn, như tiếng rừ rừ của chú mèo con.
"Hát tiếp đi con!!"
"Có một đêm nọ, anh đang nằm ngủ, anh đã mơ thấy anh bế em bé trong tay..." Đứa em nhỏ bắt đầu như dịu xuống và rơi vào giấc ngủ.
"Hát nữa đi con, Michael."
Bây giờ thì nước mắt chan hòa trên má cô y tá trưởng khó chịu kia. Karen thấy lòng mình ấm áp và bình an.
"Em là ánh mặt trời của anh, chỉ là em thôi. Đừng lấy mất ánh mặt trời của anh đi nhé..."
Ngày hôm sau... ngay chính ngày hôm sau, đứa bé nhỏ đã khỏe trở lại để có thể về nhà! Tạp chí "Phụ nữ ngày nay" gọi đây là "Phép lạ từ bài hát của đứa anh trai." Những bác sĩ thì chỉ đơn sơ gọi đây là phép mầu. Nhưng Karen thì nói đây là "Phép lạ từ tình yêu thương của Chúa"!

Suy gẫm
Chúa đã yêu thương chúng ta bằng một tình yêu thương tuyệt vời không gì sánh bằng. Và Ngài đã để lại tình yêu thương đó trong lòng chúng ta, để chúng ta có thể đem tình yêu đó chia sẽ cho những người khác.
Bạn đã làm được điều đó chưa?

Mỗi tuần một câu Kinh Thánh
ICo 13:7
Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự.


*

Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2010

Chương trình thánh nhạc

Thánh nhạc: TRONG VƯỜN VẮNG



Trân trọng kính mời quý con cái Chúa đến tham dự
Chương trình thánh nhạc: TRONG VƯỜN VẮNG
vào lúc 19 giờ ngày 21-07-2010 tại Thánh đường CĐPL Phú Nhuận.

Thứ Năm, 8 tháng 7, 2010

Chương trình thánh nhạc và truyền giảng tại hội thánh trung ương Phú Nhuận

Chương trình được diễn ra từ ngày 04 - 09/07/2010

Với sự tham gia của ca đoàn Phú Nhuận và diễn giả lời Chúa do MS Ngô Duy Cường ( MS Việt kiều tại  Hoa Kỳ về Việt Nam )


             Số người tham dự rất đông
  


Nguyện Chúa chúc phước để chương trinh diễn ra tốt đẹp và đầy ơn của Chúa..

Chủ Nhật, 4 tháng 7, 2010

Sức khoẻ kì 01


Để có đôi mắt sáng ngời

Hầu như ai cũng biết rằng ăn cà rốt rất tốt cho mắt, nhưng liệu bạn có biết thêm được loại thực phẩm nào khác để cải thiện sức khỏe đôi mắt và giảm nguy cơ bệnh tật ở cơ quan vô cùng quan trọng này.
 Cà rốt giúp mắt thêm sáng và hoàn hảo - Ảnh: shutterstock

Hầu như ai cũng biết rằng ăn cà rốt rất tốt cho mắt, nhưng liệu bạn có biết thêm được loại thực phẩm nào khác để cải thiện sức khỏe đôi mắt và giảm nguy cơ bệnh tật ở cơ quan vô cùng quan trọng này.

Để giữ đôi mắt luôn tinh tường, nên thực hiện đúng những chỉ dẫn tương tự phương pháp giúp cho tim khỏe như giữ huyết áp và cholesterol ở mức ổn định, giảm chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống, kiểm soát cân nặng và tăng cường hấp thụ chất chống oxy hóa.

Hãy bắt đầu ăn những thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng và giàu vitamin để giảm các bệnh về mắt, cải thiện thị lực và giữ cho sức khỏe của mắt được tốt.

Cải xanh

Chất carotenoids lutein và zeaxanthin có trong cải lá xanh như bó xôi, rau cải ngọt Thụy Sỹ, cây cải lá, và cải xoăn giúp tăng cường thị lực, hạn chế nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

Theo Hiệp hội Thị lực Mỹ, những chất chống oxy hóa có trong các loại thực phẩm này đóng vai trò làm kính mát tự nhiên giúp bảo vệ mắt khỏi các bức xạ tia cực tím cũng như bảo vệ tế bào khỏi bị hủy hoại.

Quả mọng Berries

Trong số những nguồn hàng đầu cung cấp chất chống oxy hóa, quả họ berries đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, các bệnh về tim mạch và alzheimer. Những cuộc nghiên cứu cũng phát hiện các chất chống oxy hóa có trong berries giảm nguy cơ bị mắc bệnh thoái hóa điểm vàng, cườm mắt và các loại bệnh về mắt khác.

Chọn dâu, quả việt quất hoặc quả mâm xôi tươi để ăn giữa bữa hoặc ăn bất cứ lúc nào bạn thích.

Cà rốt

Có lẽ được biết đến nhiều nhất trong các loại thực phẩm bổ mắt, cà rốt đứng đầu danh sách với vitamin A rất cần thiết cho mắt. Vitamin A giúp ngăn chặn chứng quáng gà và vô cùng cần thiết cho sức khỏe của võng mạc. Nó cũng giảm nguy cơ mắc chứng cườm mắt và bệnh thoái hóa điểm vàng. Giống như cà rốt, những loại thực phẩm màu cam khác như khoai lang, xoài, dưa ruột vàng và bơ cung cấp một lượng đáng kể vitamin A.

Sữa

Sữa là nguồn giàu riboflavin và có thể giúp giảm nguy cơ bị cườm. Sữa cũng có nhiều vitamin A tốt cho mắt. Chọn sữa ít béo thay vì sữa nguyên kem để giúp giữ lượng chất béo bão hòa thấp và ngăn chặn mảng xơ vữa hình thành bên trong mạch máu của mắt. Phô mai, trứng và gan đều là những nguồn cung cấp vitamin A từ động vật.

Thịt bò nạc

Thịt bò nạc là nguồn cung cấp tuyệt hảo chất kẽm giúp cơ thể hấp thụ các chất chống oxy hóa và ngăn ngừa bệnh tật. Các nghiên cứu cho thấy sự liên hệ giữa sự hấp thụ kẽm và sức khỏe đôi mắt, đặc biệt là vùng võng mạc. Chọn thịt bò nạc để giảm lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn của bạn. Có thể bổ sung kẽm bằng cách ăn những thực phẩm khác như phô mai, sữa chua, thịt heo, gà tây và ngũ cốc.

Cá hồi

Những chất axít béo như Omega-3 giống như loại có trong cá hồi đóng vai trò chủ chốt đối với sức khỏe của võng mạc và giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

Hãy ăn ít nhất 2 tuần/lần các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi hoặc cá trích. Cá hồi hoang dã còn là nguồn giàu niacin, giúp giảm nguy cơ cườm mắt.

Quả hạnh (amande)

Một loại chất chống oxy hóa khác rất quan trọng đối với việc chăm sóc cửa sổ tâm hồn của bạn là vitamin E có trong các loại hạt, xoài, bông cải xanh và những loại dầu tốt cho sức khỏe như mầm lúa mì, bắp, đậu nành.  Vitamin được phát hiện có tác dụng ngăn cản và làm chậm lại sự phát triển của cườm mắt, do đó những món ăn chơi như quả hạnh hoặc ăn nhiều rau quả là bước khởi động đầu tiên để có cặp mắt sáng ngời. 
Nguồn ThanhNienOnline


" Con mắt là đèn của thân thể. Nếu mắt ngươi sáng sủa thì cả thân thể ngươi sẽ được sáng láng ; nhưng nếu mắt ngươi xấu ,thì cả thân thể sẽ tối tăm . Vậy ,nếu sự sáng láng trong ngươi chỉ là tối tăm,thì sự tối tăm nầy sẽ lớn hơn biết là dường bao ."
                                                          Mathiơ 6:22-23

Nuôi dưỡng thuộc linh 02



Dòng nước mắt của anh tân binh
22.06.2010 13:04
Xem hình

MỘT BUỔI CHIỀU xa xưa, lúc đất nước còn đang chiến tranh khốc liệt. Sau mấy ngày phép, anh Dương Hữu Dư - một tân binh trẻ - trở về đơn vị với lòng dạ rối bời.
Mối tình đầu của anh tan vỡ vì trong thời gian xa cách, người yêu của anh quên hết lời thề non hẹn biển buổi ban đầu và đã có người bạn trai khác. Vết thương đau này anh phải chấp nhận, tình yêu trong thời chiến tranh này mấy người mơ ước cho tròn?

Dầu tình yêu đầu đời đã mất nhưng anh vẫn còn tình cảm nồng ấm của gia đình với cha mẹ già và đàn em dại. Là người con trai lớn, anh phải làm tròn nghĩa vụ với non sông, gánh nặng gia đình đặt trên vai cha mẹ già làm sao lòng anh không đau xót? Mùa màng liên tục thất bát, gia đình thiếu ăn, việc buôn bán không chút thuận lợi, bốn đứa em của anh có nguy cơ bỏ học. Anh phải làm thế nào đây? Chẳng lẽ anh đành bất lực đứng nhìn cha già còng lưng nhọc nhằn cày xới mảnh ruộng; mẹ anh vất vả sớm hôm với quang gánh nặng nề, các em của anh phải bỏ áo học trò, nhếch nhác lang thang với rổ khoai, con cá để kiếm sống.

Lòng anh quặn đau khi nghe đến cảnh thảm khốc, tàn nhẫn của chiến tranh. Ai cũng muốn sống trong một đất nước thanh bình, ngày ngày không hề nghe tiếng súng, được hưởng tự do và và hạnh phúc dưới ánh mặt trời; đêm đêm chỉ có pháo hoa trên nền trời đẹp, không bao giờ thấy ánh hỏa châu; tiếng cười thay dòng nước mắt, hy vọng xoá hết nỗi đau. Tại sao loài người không biết thương yêu nhau?! Bao nhiêu người trai trẻ ngã gục trên chiến trường, máu đỏ thắm chan hòa lòng đất mẹ, hậu phương trắng toát màu tang, xóm làng tiêu điều xơ xác. Bom đạn vô tình có chừa tránh một ai đâu! Rồi đây, anh có thực hiện được ước mơ trở thành nhà giáo ưu tú để dìu dắt đàn trẻ nhỏ, xây dựng lại quê hương khi chiến tranh chấm dứt? Ôi! Chiến tranh!

Bất giác, những giọt nước mắt rơi từng giọt xuống lưng áo người bạn cùng đơn vị đang chở anh đi. Lau vội dòng lệ, anh tân binh trẻ nhìn cảnh vật chung quanh để nén đi niềm đau đang dâng trào. Một tấm biển dài bên đường cặp dọc theo chân đồi với dòng chữ nổi bật đập vào mắt anh: "Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ." (Ma-thi-ơ 11:28). Ngước mắt nhìn lên đỉnh đồi, tượng Chúa Jêsus cao vợi đứng sừng sững, uy nghi, nổi bật trên nền trời xanh. Hai cánh tay yêu thương của Chúa dang rộng như đón chờ; ánh mắt Chúa bao dung như kêu gọi anh - kẻ đang quá mệt mỏi và gánh nặng bởi chiến tranh. Anh vội vã bảo bạn dừng xe lại. Hai chàng trai trẻ đứng nhìn lên tượng Chúa. Dưới chân Chúa, ở khu đồi xanh ngát, rợp mát bóng cây có hai chàng trai trẻ, kẻ cười người khóc, cùng chắp tay hướng về Chúa Cứu Thế Jêsus. Bạn anh cầu nguyện cho tình yêu nồng thắm, tươi đẹp của mình; còn anh? Anh khao khát cuộc sống bình an, thanh thản, được sự che chở, giữ gìn của Chúa cho cả gia đình anh. Văng vẳng đâu đây, nhạc trùng dương không bao giờ dứt, gió biển thổi rì rào như lời Chúa an ủi, vỗ về.

Anh thầm khấn nguyện: "Chúa ơi, con là người ngoại đạo, con quá mệt mỏi và gánh nặng, con đến cùng Chúa đây, xin Ngài hãy tiếp nhận con." Anh lập lại câu Kinh Thánh mà mới đây anh đã thuộc lòng. Câu này anh đã nghe một lần, vào một buổi sáng thứ bảy, khi Mục sư Nguyễn Xuân Sơn vào quân trường giảng đạo. Lúc đó, anh không xúc động như bây giờ. Khi những bất hạnh đổ ập xuống cuộc đời, anh mới thấy được giá trị tuyệt vời của nó.

Những ngày sau đó, anh tìm gặp Mục sư Nguyễn Xuân Sơn. Qua thời gian học giáo lý Cơ Đốc Phục Lâm, một buổi sáng thứ bảy thật tốt lành, trời đẹp và trong, mặt biển thanh bình, anh tân binh trẻ cùng ba người bạn chiến đấu với số tuổi chênh lệch nhau đã chính thức trở thành con cái Chúa qua Thánh lễ Báp-têm tại bãi biển Vũng Tàu. Mục sư Nguyễn Xuân Sơn làm chủ lễ. Anh không đến với Chúa một nình mà đưa về thêm ba linh hồn đầu phục Chúa. Anh trở nên vui tươi, hoạt bát, yêu đời, luôn miệng hát Thánh ca và lúc nào cũng có quyển Kinh Thánh nhỏ trong túi. Gia đình anh vẫn bình an, các em anh vẫn chăm ngoan, học giỏi trong ơn phước Chúa. Thật là một điều kỳ diệu.

Một thời gian sau, anh Dương Hữu Dư đã ngủ yên trong vòng tay Thiên Chúa. Ước mơ trở thành nhà giáo ưu tú của anh được người em gái thực hiện. Không ngờ, cũng giống như anh, câu Kinh Thánh trong Ma-thi-ơ 11:28 làm xúc động mãnh liệt và thay đổi cả cuộc đời em gái anh.

Giờ đây, các bạn anh mỗi người một nơi, kẻ trong nước, người nước ngoài. Mỗi buổi sáng, ánh thái dương ấm áp chiếu rọi trên ngôi mộ anh nằm yên tĩnh giữa vườn nhà. Em gái anh cầu nguyện trong tiếng chim hót véo von, tiếng gió thổi rì rào thoảng hương các loài hoa đang khoe sắc. Mỗi buổi chiều, đàn trẻ nhỏ ngoan hiền chơi đùa quanh mộ anh. Rồi khi hoàng hôn buông xuống, tiếng Thánh ca từ nhà vang vọng khắp khu vườn, âm thanh réo rắt trong bầu trời đêm, gửi lời cầu nguyện theo đôi cánh Thiên sứ bay vút lên các từng trời. Lời Chúa được các em chia sẻ cho nhau. Em gái anh lúc nghỉ hưu vẫn tận tụy chăn dắt đàn trẻ nhỏ và làm nhiệm vụ chăm sóc thuộc linh cho các tín hữu của một Hội Thánh nghèo ở vùng đất phù sa Cửu Long Giang.

Chúa ơi, vì tình thương yêu Chúa đã gánh hết tội lỗi và gánh nặng trần gian để cứu chuộc chúng con. Từ xa xưa và mãi mãi, lời Ngài vẫn vang vọng trong nhân thế, trong tim chúng con. Lời Ngài là ánh sáng soi rọi đường chúng con đi. Lời Ngài là sự sống giúp chúng con xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Lời Ngài động viên chúng con thương yêu nhau hơn và đoàn kết để rao truyền danh Chúa. Chúng con quyết tâm sống xứng đáng là Hoàng tử, là Công chúa Thiên quốc để chờ đón ngày Chúa phục lâm trong vinh hiển.

Chúa ơi! Đấng thiên phụ từ ái của chúng con ơi!
Cửu Long Giang
cdpl

Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2010

Thanh ca cơ đốc bài 134



                               Nguồn TCTH . Số 11

Thờ phượng CHÚA tối thứ 6 (02/07/2010)


 Chương trình tối thứ 6 (02/07) do các bạn trường CĐN phụ trách với sự cộng tác của bạn  Đức.











Trị sự : - My Tha














Kiến thức :- Ha Kim

       












Kinh thánh : - Nguyễn Anh Đức


 











BTN đã trao bằng chứng nhận cho các bạn đã tham dự chương trình thể thao ngày 27/06.
 
Buổi thờ phượng kết thúc với bữa ăn thân mật ..( chè đậu xanh do cô Tân nấu )..Cầu CHÚA ban phước cho tất cả mọi người một ngày Sa-bát vui vẻ.

Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2010

Bài Thi kinh thánh tổng quát:

    Các bạn có thể chọn câu trả lời rồi gởi về cho chúng tôi qua địa chỉ : (jack_2161@yahoo.com hoặc anhduc89anhduc89@yahoo.com )

1. Câu nào bên dưới không đúng với sự dạy dỗ của Kinh Thánh?
A. Kinh Thánh cho biết rõ ràng là có “Ba Ngôi”
B. Tội lỗi đã có trước trên thiên đàng
C. Ðức Chúa Giê-su mang bản thể tội lỗi của loài người
D. Ðức Chúa Giê-su không hề phạm tội
E. A & B
D. C & D
E. Tất Cả bên trên
F. Không câu nào bên trên

2. Câu nào bên dưới không phải là đặc thù của dân còn sót lại ?
A. Dân Ysơraên của thời Cựu Ước không còn quan trọng ngày hôm nay
B. Linh hồn người chết không hề hiện hữu
C. Một tổ chức giáo hội hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự trung tín hoàn trả 10% của tín hữu
D. Luật pháp của Chúa vẫn là nên tảng quan trọng từ thiên đàng, đến thời Cựu Ước, ngay cả ngày hôm nay
E. A & C
F. B & D
G. B & C
H. Tất cả bên trên
I. Không câu nào bên trên

3. Câu nào bên dưới không đúng với niềm tin của dân còn sót lại ?
A. Tái sanh là điều kiện cần thiết của sự cứu rỗi
B. Ðức tin là điều duy nhất phát xuất từ con người để nhận sự cứu rỗi
C. Quyền năng của Chúa Thánh Linh là điều cần thiết cho sự cứu rỗi
D. Nhận Phép báp têm là điều cần thiết cho sự cứu rỗi
E. Tin nhận sự hy sinh của Chúa Giê-su trên thập tự giá thay cho mình là điều cần thiết cho sự cứu rỗi
F. A, B & C
G. B, C, & D
H. B & D
I. Không Câu Nào Bên Trên
K. Tất Cả bên trên

4. Câu nào bên dưới không phù hợp với sự dạy dỗ của Kinh Thánh về Phần Mười?
A. 10% của lợi tức mình mà Chúa ban cho
B. Tín hữu có quyền chuộc lại để khỏi hoàn trả 10%
C. Khi gặp tang gia trong nhà, hay phải giúp người hoạn nạn, hay bị bịnh nặng có thể dùng 10% đó
D. Người lãnh đạo mỗi hội thánh điạ phương có quyền giữ lại để xử dụng theo ý mình
E. Phải tập trung về Giêrusalem
F. Bày tỏ lòng tôn kính & biết ơn Chúa
G. A, B
H. B, C
I. C, D
K. D, E
L. E & F
M. Không câu nào bên trên

5. Ðiều nào bên dưới không phù hợp với sự dạy dỗ của Kinh Thánh?
A. Tất cả những người truyền giáo đều là mục sư hay truyền đạo
B. Ai cử hành lễ báp têm, tiệc thánh cũng được
C. Tất cả những ai tin Chúa đều là nhân chứng. Nhưng không phải tất cả nhân chứng là sứ đồ.
D. Người tin Chúa là người đồng ý để được cầu nguyện tiếp nhận Chúa Giê-su
E. Trước khi trở thành mục sư, một người phải là những truởng lão, chấp sự, hay chức viên trung tín trong hội thánh điạ phương
F. A, B, E
G. A, B, D
H. B,C, D
I. B, C, E
K. Tất cả bên trên
L. Không câu nào bên trên

6. Những đặc tánh lãnh đạo nào không phù hợp với Nêhêmi?
A. Tự động quan tâm đến tình trạng của dân Chúa như thế nào
B. Có thói quen cầu nguyện cho công việc Chúa trong mọi hoàn cảnh
C. Sẵn sàng dấn thân xung phong để giải quyết nan đề
D. Gặp nhiều chống đối nhưng luôn luôn biết cầu nguyện & có biện pháp cụ thể để đối phó
E. Biết nhìn xa thấy trước những nan đề khiến cho dân sự suy yếu, và tìm cách sữa đổi
F. Hết lòng làm việc, không màng đến bản thân và gia đình
G. Giàu có nhưng biết dùng tài sản lo công việc Chúa
H. A, B, D
I. C, E, F
K. E, F, G
L. Không câu nào bên trên
M. Tất Cả Bên Trên

7. Ðiều nào bên dưới không có trong gương lãnh đạo của Nêhêmi? Người lãnh đạo:
A. phải nhìn thấy nan đề và sẵn sàng để giải quyết
B. phải có kế hoạch để hành động, nhưng sẵn lòng chờ Chúa mở cơ hội
C. phải biết tổ chức, huấn luyện, thúc giục dân sự Chúa để hầu việc Ngài
D. phải quyết tâm đạt cho được mục tiêu dù phải trả giá rất đắc
E. phải biết phân chia quyền hành và tìm người thay thế trong tương lai
F. B, D, E
G. A, C, E
H. B, E
I. Tất cả bên trên
K. Không câu nào bên trên

8. Tình trạng nào bên dưới sẽ không làm suy sụp hội thánh Chúa theo tinh thần của Nêhêmi?
A. nhân nhượng đem đời vào đạo
B. khuyến khích dạy dỗ dân sự trung tín trong của dâng & phần mười
C. ngày thánh, vật thánh của Chúa bị coi thường chà đạp
D. kết hôn với người không tin hay người khác đức tin
E. người lãnh đạo quyết tâm để đạt cho được mục tiêu
F. A & D
G. B & E
H. C & E
I. Không câu nào bên trên
K. Tất cả bên trên

9. Câu nào bên dưới không đúng với phương cách lãnh đạo của Nêhêmi?
A. Biết dành thì giờ để nghỉ ngơi, cầu nguyện, và đặt kế hoạch
B. Can đảm xử dụng uy quyền mà vai trò mình có được để làm vững lòng mọi người
C. Biết thay đổi ưu tiên để đạt mục tiêu đã được đề ra
D. Biết tôn trọng cấp lãnh đạo và làm việc theo tổ chức
E. A & C
F. B & D
G. tất cả bên trên
H. Không câu nào bên trên

10) Câu nào bên dưới không đúng? Chúng ta giữ ngày Sabát vì:
A. đó là ngày thánh
B. đó là điều răn của Chúa dạy
C. chúng ta đã được cứu
D. đây là ấn của Ðức Chúa Trời
E. Ðức Thánh Linh ghi luật pháp vào lòng
F. chúng ta noi theo dấu chân Chúa Giê-su
G. A, B & D
H. C, D, & E
I. B, D & F
K. B, C & D
L. Tất cả bên trên
M. Không câu nào bên trên

Từ câu 11-23: Ráp những câu bên dưới tuỳ theo ý nghĩa phù hợp:
A. Nêhêmi
B. Châm Ngôn 30
C. Thi Thiên 119
D. Nêhêmi & Thi Thiên 119
E. Châm Ngôn 30 & Thi Thiên 119
F. Nêhêmi & Châm Ngôn 30
G. Cả 3 đoạn
H. Không đoạn nào bên trên

Mỗi tuần chúng tôi sẽ đăng một bài trắc nghiệm để các bạn kiểm tra kiến thưc kinh thánh của mình. Rất mong nhận được sự ủng hộ cũng như đóng góp ý kiến của các bạn.

Nuôi dưỡng thuộc linh...01

SỨ ĐIỆP “HÃY ĂN NĂN”
 Đỗ xuân Thảo 
Trong xã hội ta các cụ hay dạy con cháu phải biết ăn năn hối hận trong đạo làm con trong gia đình, trong cách ăn ở với người lối xóm, trong quan hệ vợ chồng, trong tình bạn bè, đồng nghiệp, giao lưu cộng đồng. Cao hơn một bậc, trong tôn giáo dù là đạo Phật, đạo thờ ông bà, đạo Cao Đài, Hòa Hảo v.v...họ cũng dạy tín đồ tín hữu ăn ở cho phải đạo, phải biết ăn năn xám hối khi lầm lỗi. Đối với chúng ta những người theo đạo Chúa thì ăn năn còn đi xa hơn là hối hận về chuyện xấu đã làm và xám hối không hẳn chỉ là muốn thành tâm tu sửa lại. Sự ăn năn đã trở thành một chủ đề được coi trọng vì nó là cội nguồn cho sự được tha tội và giải phóng con người khỏi cám dỗ của thế gian. 

Từ hơn hai ngàn năm trước, tôi tớ của Đức Chúa Trời là Giăng Báp-tít  đã được xử dụng như “kẻ dọn đường cho Chúa” (Giê-su) đã cảnh báo nhân loại qua sứ điệp ”Hãy ăn năn, vì nước Đức Chúa Trời đã đến gần” (Ma-thi-ơ 3: 2). Khi nói đến ăn năn tôi tớ Chúa muốn nhắn nhủ mọi người hãy biết quay về với Đấng Tạo Hóa, thay đổi tư duy và trọn vẹn trong cách sống. Theo tiếng Hi-lạp sự ăn năn ‘metanoeo’, là một danh từ kép gồm hai phần ‘meta’ có nghĩa là ‘thay đổi’ và ‘noeo’ nghĩa là ‘suy nghĩ’. Ghép lại ăn năn là thay đổi cách suy nghĩ để vừa biết ăn năn hối hận vừa tỏ thái độ quyết tâm thay đổi .
 
Càng đi sâu về mặt thuộc linh thì sự ăn năn trong giáo lý Cơ đốc thường đi đôi với phép báp-têm -mà báp-têm tượng trưng cho sự tha tội - cho nên ta thấy Giăng Báp-tít đã “dạo qua hết thảy miền lân cận sông Giô-đanh để giảng dạy phép báp-têm về sự ăn năn để được tha tội” (Lu-ca 3: 3) làm ứng nghiệm lời tiên tri của Chúa là Ê-sai đã tỏ ra từ nhiều thế kỷ trước rằng sứ điệp ăn năn làm cho “mọi loài xác thịt sẽ thấy sự cứu của Đức Chúa Trời” (Ê-sai 40: 3).
 
Để hiểu một cách cụ thể, ta  nhớ lại  trong Kinh Thánh có hai chuyện về sự ăn năn, một mang tính ẩn dụ, một là chuyện có thật mà khi nhắc đến con cái Chúa ai cũng dễ nhận ra. Đó là chuyện ‘người con trai hoang đàng’ sau nhiều năm phá của bỏ nhà ra đi, đến khi muốn kiếm vỏ đậu của heo mà ăn cũng chẳng ai cho. Lòng tỉnh ngộ hối hận, tìm đường về tạ tội cùng cha. Cha vui mừng quá đỗi, dù anh em có phần tị nạnh, nhưng người cha giải thích, “vì em con đây đã chết mà lại sống, đã mất mà lại thấy được” nên dọn tiệc ăn mừng là như vậy (Lu-ca 15: 32). Câu chuyện nổi bật ý nghĩa vì ăn năn nên đã chết mà tìm về được sự cứu và cha ở đây ngụ ý chỉ Cha ta ở trên trời. Chuyện thứ hai liên hệ đến môn đồ của Chúa là sứ đồ Phi-e-rơ, ông đã chối Chúa ba lần trong lúc người Thầy trong cơn nguy khốn, nhưng nhờ âm thầm ăn năn qua những giọt nước mắt đắng cay nặng niềm thống hối, Chúa hiểu được lòng ông và còn được Chúa tin giao cho chăn bày chiên của Ngài khi Chúa Giê-su rời khỏi thế gian.
 
Ngày nay, sứ điệp ăn năn hình như ít được nhắc nhở nhiều trong công vụ truyền giáo, khiến Mục sư Ricardo Graham, Chủ tịch Liên hiệp hội CĐPL Thái bình Dương có lần nhận xét, “Chúng ta không được nghe nhiều về sự ăn năn trong những ngày gần đây, làm như chuyện ăn năn là của thời đã qua, hoặc giả các người truyền giảng ‘kể cả tôi’ cũng đã quên khuấy đi trong các sứ điệp truyền đạt cho hội chúng”. Chúng ta hoan nghênh sự lên tiếng thẳng thắn của người đầu đàn Liên hiệp hội và càng thấy sứ điệp ăn năn chẳng phải là chuyện ‘biết rồi khổ lắm nói mãi’ như có người trộm nghĩ và tất nhiên cũng chẳng thể đi dần vào lãng quên vì không còn phù hợp cho thời đại ngày nay.
 
Quả thật, muốn được cứu không phải là chuyện dễ, dù ta đã được hứa sự cứu rỗi là món quà cho không, được cứu bằng ân điển, bằng đức tin chứ không phải bằng việc làm, bằng sức người. Nhưng lật lại vấn đề, cội nguồn của đức tin là Đức Chúa Giê-su, sự ăn năn không thể trải nghiệm nếu không thông qua Chúa Giê-su và cụ thể hơn là chỉ nhờ sự thương xót của Đức Thánh Linh con người mới được dẫn đến sự ăn năn để được tha tội.
 
Trong một thế giới đang đi vào những phức tạp làm khủng hoảng niềm tin, con người đang bị xô đẩy vào những bất trắc của cuộc sống, bị lôi kéo vào những tranh chấp về quyền lực, bị cám dỗ bởi những thú vui trần tục, bị tối mắt về ‘những sự thấy được’ và giả lơ về ‘những sự không thấy được’ thì quả thật ý hướng ăn năn muốn quay về với Đấng Tạo Hóa là một cái gì họ cho là xa vời, chưa cần thiết. Chính vì vậy mà Lời kêu gọi ”Hãy ăn năn” vẫn còn nguyên giá trị cho chúng ta trong thời nay và càng trở nên cấp thiết trong thời kỳ cuối cùng.
 
Nhớ lại năm ngoái các Hội thánh người Việt tại hải ngoại đã có cuộc họp Trại mang chủ đề “Dấn Thân Truyền Giáo” nhằm ôn lại quá trình công tác phụng vụ của phong trào Cơ Đốc Phục Lâm trải dài qua nhiều thời kỳ của lich sử dân tộc, đồng thời đề ra các phương thức nhằm đẩy mạnh công tác truyền giáo trong tinh thần dấn thân trong tuơng lai. Năm nay kế tục tinh thần này, chủ đề mới “Xây Dựng Niềm Tin” được khơi lại để các hội thánh cùng nhau trao đổi kinh nghiệm thuộc linh hầu nâng đỡ khuyến khích nhau ‘củng cố lại đức tin’ chuẩn bị cho ngày trở lại của Chúa Giê-su. Đây cũng là dịp làm sinh động lời kêu gọi của tôi tớ Ngài, Ellen G. White “Dọn lòng để gặp Chúa ta” gần một thế kỷ đã qua và làm mới lại lời kêu gọi của Giăng “Hãy ăn năn” từ hai ngàn năm trước.
 
Trong tinh thần đó người viết mong mỏi thông điệp về sự ăn năn sẽ không thể thiếu trong thời điểm cận kề giờ phán xét của chúng ta ngày hôm nay.
                                                                                                                 Đỗ xuân Thảo