Ngay Tại Tâm Bão
Giữ cho gia đình chúng ta khỏi những tảng đá
Hãy tưởng tượng một cơn bão tố mạnh mẽ trên biển Địa Trung Hải cách đây khoảng 2000 năm: một chiếu tàu bằng gỗ lớn đang cố gắng hết sức để có thể giữ cho nó không bị chìm; các thủy thủ đang tát nước ra, hạ chiếc buồm rách tả tơi xuống, chèo thuyền thật nhanh để có thể đến nơi họ cần đến. Giữa những cơn sóng giận dữ và những đám mây tối đen đáng sợ, đột nhiên họ nhìn thấy bóng dáng của bờ biển. Đó có thể là tin tốt, nhưng cũng có thể là tin xấu. Đến gần bờ có nghĩa là nước sẽ yên tĩnh hơn và hy vọng rằng họ sẽ sống xót. Tuy nhiên, nó cũng có thể có nghĩa rằng họ đang đến gần với những tảng đá nguy hiểm có thể phá hỏng chiếc thuyền mỏng manh và kết quả cuối cùng là tất cả bọn họ sẽ chết. Sóng và bọt biển cuồng cuộn, bụi nước văng khắp nơi. Thuyền trưởng phải đưa ra một quyết định sống còn. Không xác định rõ được vị trí hiện tại của con thuyền, ông quyết định thả neo xuống để giữ cho con thuyền không bị nghiền nát bởi những tảng đá và đá ngầm. Ba, bốn thủy thủ quăng một, rồi hai và cuối cùng là ba mỏ neo bằng đá nặng xuống biển. Những sợi đây thừng nối những cái neo và chiếc thuyền căng chặt lại. Liệu nó có giữ được con thuyền hay không? Liệu những chiếc neo đó có giữ cho chiếc thuyền không bị hất vào trong những tảng đá gần bờ hay không?
Những chiếc neo thời xưa rất thú vị. Chúng rất nặng, và thường có những chữ viết khắc trên đó và đóng một vai trò rất quan trọng trong thời kỳ khi việc di chuyển đi lại và các dịch vụ thương mại phần lớn đều ở trên biển. Cách đây vài tháng, tôi nhìn thấy những cái mỏ neo thời La Mã tại Caesarea Maritima, là thành phố mà vua Hê-Rốt vĩ đại đã xây tại bờ biển Địa trung Hải, những chiếc mỏ neo này đã làm cho tôi suy nghĩ.
Những Mối Quan Hệ Bão Táp
Ên-ca-na biết rất rõ về bão tố - đặc biệt là những loại bão tố trong gia đình.
Sau khi anh lập gia đình với An-ne, họ đã chờ đợi nhiều năm trời hy vọng có một đứa con, nhưng họ đã chẳng bao giờ có được. Không có người nối dõi và trong lúc mòn mỏi cố gắng để bảo vệ cho tương lai của gia đình mình, cuối cùng Ên-ca-na quyết định cưới thêm người vợ nữa, Phê-ni-na. Phê-ni-na sanh con cái cho anh ta, và cô ta luôn luôn lấy điều này ra để trêu trọc An-ne, người vợ đầu (1 Sa-mu-ên 1:2, 6). Trong lúc đó, Ên-Ca-Na vẫn yêu thương An-ne nhiều hơn Phê-ni-na (câu 4, 8). Chúng ta hãy ghi nhớ câu chuyện này: Đó chính là lý do để tạo ra những mối quan hệ bão táp và gia đình không hạnh phúc.
Trong I Sa-mu-ên đoạn một, kể về câu chuyện của một gia đình khi họ đến viếng thành Si-lô theo định kỳ hằng năm, đây chính là đền thờ và cũng là nơi mà mỗi người Y-sơ-ra-ên phải đến mỗi năm một lần để dâng của lễ hy sinh. Chúng ta thấy An-ne khóc lóc khẩn thiết trong đền thờ (câu 10). Hê-li, thầy tế lễ tại trong đền thờ, nghĩ rằng An-ne say rượu và đề nghị nàng nên đi giã rượu (câu 13, 14). An-ne chỉ nhép miệng khi nàng trải lòng mình ra trước Chúa. Và rồi, nàng khẩn cầu rằng: “Ôi, Đức-Giê-Hô-Va của vạn quân, nếu Ngài đoái xem nỗi sầu khổ của con đòi Ngài, nhớ lại nó chẳng quên, và ban cho con đòi Ngài một đứa con trai, thì tôi sẽ phú dâng nó trọn đời cho Đức-Giê-Hô-Va, và dao cạo sẽ chẳng đưa ngang qua đầu nó” (câu 11). Ngay giữa tâm bão, An-ne đã quăng ra một chiếc neo. Lời hứa nguyện của nàng rất cụ thể, và dựa theo luật lệ của dân Y-sơ-ra-ên, thì những điều như thế cần thiết phải có sự đồng ý của chồng nàng. (Dân-số-ký 30:7-9). Tội tự hỏi không biết nàng cảm thấy như thế nào khi nàng nghe những lời chúc nhủ khuyên của thầy tế lễ Hê-li: “Hãy đi cho bình yên” (I Sa-mu-ên 1:17). Không biết trong lòng nàng có chút nào rộn ràng? Không biết có chút hy vọng nào len lỏi bén rễ vào trong vùng đất khô cằn của trái tim đầy khổ đau của nàng? Nàng đã nói gì với Ên-ca-na? Chúng ta không được nghe nói đến – chúng ta chỉ biết rằng Ên-ca-na đã không bác bỏ lời hứa nguyện của nàng và rằng Chúa đã nhớ đến nàng (câu 19, 20).
Ánh Mặt Trời
Sau mỗi cơn bão, sẽ có ánh nắng mặt trời.
Sự ra đời của Sa-mu-ên (tên Sa-mu-ên có nghĩa rằng “Đức Chúa Trời nhậm lời) chắc hẳn đã mang đến ánh nắng mặt trời và sự vui mừng cho cuộc đời của An-ne và Ên-ca-na. Quả thật Chúa đã lắng nghe những lời khẩn cầu của họ và họ sẵn sàng để giữ những lời hứa nguyện của mình. Chúng ta không biết những người nữ Y-sơ-ra-ên thông thường sẽ nuôi dưỡng và cho con mình bú trong thời gian bao lâu. Theo như những ghi chép trong thời kỳ Cận Đông, những đứa trẻ sẽ không thôi bú cho đến khi được 3 hay 4 tuổi (so sánh với 2 Ma-ca-bê 7:27). Những tháng năm trôi qua thật nhanh chóng, An-ne đã trải qua thời gian quý báu đó với con trai nhỏ Sa-mu-ên của mình cách trân quý. Bày tỏ tất cả tình yêu thương và sự khôn ngoan của mình trong khoảng thời gian ngắn ngủi của vài năm, nàng đã đặt một nền tảng vững chắc, kiên cố như tảng đá lớn.
An-ne đã biết một điều gì đó về Si-lô mà chúng ta, những đọc giả, chỉ có thể được chia sẻ một chút sau khi An-ne đem đứa con trai nhỏ của nàng đến giao cho thầy tế lễ Hê-li tại trong đền thờ. Khi đọc thêm về câu chuyện, chúng ta được biết thêm rằng các con trai của Hê-li – thế hệ tiếp theo của các thầy tế lễ - là những người “gian tà” (1 Sa-mu-ên 2:12-17).
Được Neo Chặt Lại Trong Tình Yêu
Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu như bạn biết được những gì mà An-ne đã biết về tình hình tại Si-lô? Tôi nghĩ rằng nếu là tôi, tôi sẽ cố gắng để thương lượng về lời hứa nguyện của mình với Chúa. Rốt cuộc thì Chúa không thể nào cảm thấy vui vẻ khi biết rằng một đứa trẻ nhỏ sẽ được nuôi dưỡng trong một môi trường đầy tội lỗi và có những ảnh hưởng xấu như vậy. Hoặc có thể An-ne sẽ quay lại vào một ngày nào đó khi mà gần đến ngày nàng phải dâng Sa-mu-ên cho Chúa để thương lượng lại với Chúa về lời hứa của mình. Nàng cũng có thể sử dụng những câu Kinh Thánh để giải thích cho việc muốn thoái thác khỏi lời hứa của nàng với Chúa.
Tuy vậy, đó không phải là những gì nàng đã làm. Vì nàng đã tìm thấy được chiếc neo của mình trong Chúa và đã trải qua ba hoặc bốn năm quý báu để xây dựng một nền tảng thật vững chắc trong lòng Sa-mu-ên, nàng đã dâng trả lại cho món quà quý báu nhất của mình cho Đấng đã ban cho nàng tất cả những món quà trong cuộc sống. Dường như nàng biết được rằng – bởi bản năng và bởi kinh nghiệm – đó chính là đứa con của Chúa và rằng Chúa sẽ chăm sóc con trai ấy.
Vậng, Chúa đã ban cho nàng thêm con cái khác (câu 21). Và, vâng, nàng có thể gặp được Sa-mu-ên ít nhất mỗi năm một lần khi nàng mang đến cho Sa-mu-ên chiếc áo choàng mới mà nàng đã cẩn thận kéo chỉ, dệt vải và may trong suốt những tháng ngày yên tĩnh tại nhà (câu 19). Nhưng đây là đứa con của Chúa, được kêu gọi cho mục đích đặt biệt và được đưa vào một môi trường huấn luyện độc nhất vô nhị.
Neo Của Chúng Ta
Ngày nay, các gia đình ở khắp nơi trên thế giới luôn thấy rằng mình đang ở trong các cơn bão lớn.
Lúc nào chúng ta cũng luôn bận rộn, và dường như chẳng bao giờ chúng ta thấy mình có đủ thời gian. Chúng ta lúc nào cũng bị rất nhiều thứ chi phối, và làm cho mình rất khó khăn để có thể hiểu được người khác. Chúng ta cố gắng nỗ lực để chu cấp những điều tốt nhất cho con cái mình và quên mất đi rằng những thứ tốt nhất đó của chúng ta hoàn toàn không liên quan đến những thứ như là những máy móc hiện đại, xe hơi hoặc là những chuyến du lịch đắt tiền. Chúng ta cần có những chiếc neo hầu giúp cho chúng ta không bị va vào những tảng đá lớn xung quanh chiếc thuyền của mình.
Hê-bơ-rơ 6:19 sử dụng chiếc neo như một ẩn dụ rất thú vị: “Chúng ta giữ điều trông cậy này như cái neo của linh hồn, vững vàng, bền chặt, thấu vào phía trong màn trong nơi thánh”. Điều trông cậy này không phải dựa trên nền tảng con người, hoặc những đồ vật, hoặc ngay cả đức tin hay sự phó thác của chúng ta. Điều trông cậy này dựa vào Đức Chúa Giê-su, thầy tế lễ thượng phẩm của chúng ta, là Đấng đã bước vào trong nơi chí thánh để cầu thay cho chúng ta.
An-ne đã bàm chặt vào điều trôn cậy này bởi đức tin – ngay cả khi nàng phải đối mặt với viễn cảnh phải trao đứa con mà chính Chúa đã ban cho nàng vào tay của một người yếu ớt, một thầy tế lễ già tại Si-lô. Các gia đình của chúng ta ngày nay, những gia đình tốt, những gia đình bình thường, hoặc những gia đình có nhiều vấn đề rắc rối đều có thể dựa nương vào điều trông cậy đó, vào chiếc neo đó - chiếc neo đã giữ chặt họ lại với nhau và giữ cho họ tránh khỏi những tảng đá đe dọa phá hỏng con thuyền của họ.
Đã đến lúc cho chúng ta thả chiếc neo của mình xuống – và bám chặt vào chiếc neo đó.
1 David T. Tsumura, Sách Thứ Nhất của Sa-mu-ên, sách Diễn Giải các sách cưu ước bản Quốc Tế Mới (Grand Rapids: Eerdmans, 2007), trang 128, 129. Tsumura nói đến những người Ê-díp-tô “Instruction of Any.”
2Những câu Kinh Thánh sử dụng trong bài được trích từ Kinh Thánh bản dịch Quốc Tế mới (bản tiếng Anh). Bản quyền 1973, 1978, 1984, 2011 bởi Biblica, Inc. Chỉ được sử dụng khi có sự cho phép. Tất cả các bản quyền sử dụng được áp dụng trên toàn cầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét