Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2010

Chương trình thánh nhạc

Thánh nhạc: TRONG VƯỜN VẮNG



Trân trọng kính mời quý con cái Chúa đến tham dự
Chương trình thánh nhạc: TRONG VƯỜN VẮNG
vào lúc 19 giờ ngày 21-07-2010 tại Thánh đường CĐPL Phú Nhuận.

Thứ Năm, 8 tháng 7, 2010

Chương trình thánh nhạc và truyền giảng tại hội thánh trung ương Phú Nhuận

Chương trình được diễn ra từ ngày 04 - 09/07/2010

Với sự tham gia của ca đoàn Phú Nhuận và diễn giả lời Chúa do MS Ngô Duy Cường ( MS Việt kiều tại  Hoa Kỳ về Việt Nam )


             Số người tham dự rất đông
  


Nguyện Chúa chúc phước để chương trinh diễn ra tốt đẹp và đầy ơn của Chúa..

Chủ Nhật, 4 tháng 7, 2010

Sức khoẻ kì 01


Để có đôi mắt sáng ngời

Hầu như ai cũng biết rằng ăn cà rốt rất tốt cho mắt, nhưng liệu bạn có biết thêm được loại thực phẩm nào khác để cải thiện sức khỏe đôi mắt và giảm nguy cơ bệnh tật ở cơ quan vô cùng quan trọng này.
 Cà rốt giúp mắt thêm sáng và hoàn hảo - Ảnh: shutterstock

Hầu như ai cũng biết rằng ăn cà rốt rất tốt cho mắt, nhưng liệu bạn có biết thêm được loại thực phẩm nào khác để cải thiện sức khỏe đôi mắt và giảm nguy cơ bệnh tật ở cơ quan vô cùng quan trọng này.

Để giữ đôi mắt luôn tinh tường, nên thực hiện đúng những chỉ dẫn tương tự phương pháp giúp cho tim khỏe như giữ huyết áp và cholesterol ở mức ổn định, giảm chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống, kiểm soát cân nặng và tăng cường hấp thụ chất chống oxy hóa.

Hãy bắt đầu ăn những thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng và giàu vitamin để giảm các bệnh về mắt, cải thiện thị lực và giữ cho sức khỏe của mắt được tốt.

Cải xanh

Chất carotenoids lutein và zeaxanthin có trong cải lá xanh như bó xôi, rau cải ngọt Thụy Sỹ, cây cải lá, và cải xoăn giúp tăng cường thị lực, hạn chế nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

Theo Hiệp hội Thị lực Mỹ, những chất chống oxy hóa có trong các loại thực phẩm này đóng vai trò làm kính mát tự nhiên giúp bảo vệ mắt khỏi các bức xạ tia cực tím cũng như bảo vệ tế bào khỏi bị hủy hoại.

Quả mọng Berries

Trong số những nguồn hàng đầu cung cấp chất chống oxy hóa, quả họ berries đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, các bệnh về tim mạch và alzheimer. Những cuộc nghiên cứu cũng phát hiện các chất chống oxy hóa có trong berries giảm nguy cơ bị mắc bệnh thoái hóa điểm vàng, cườm mắt và các loại bệnh về mắt khác.

Chọn dâu, quả việt quất hoặc quả mâm xôi tươi để ăn giữa bữa hoặc ăn bất cứ lúc nào bạn thích.

Cà rốt

Có lẽ được biết đến nhiều nhất trong các loại thực phẩm bổ mắt, cà rốt đứng đầu danh sách với vitamin A rất cần thiết cho mắt. Vitamin A giúp ngăn chặn chứng quáng gà và vô cùng cần thiết cho sức khỏe của võng mạc. Nó cũng giảm nguy cơ mắc chứng cườm mắt và bệnh thoái hóa điểm vàng. Giống như cà rốt, những loại thực phẩm màu cam khác như khoai lang, xoài, dưa ruột vàng và bơ cung cấp một lượng đáng kể vitamin A.

Sữa

Sữa là nguồn giàu riboflavin và có thể giúp giảm nguy cơ bị cườm. Sữa cũng có nhiều vitamin A tốt cho mắt. Chọn sữa ít béo thay vì sữa nguyên kem để giúp giữ lượng chất béo bão hòa thấp và ngăn chặn mảng xơ vữa hình thành bên trong mạch máu của mắt. Phô mai, trứng và gan đều là những nguồn cung cấp vitamin A từ động vật.

Thịt bò nạc

Thịt bò nạc là nguồn cung cấp tuyệt hảo chất kẽm giúp cơ thể hấp thụ các chất chống oxy hóa và ngăn ngừa bệnh tật. Các nghiên cứu cho thấy sự liên hệ giữa sự hấp thụ kẽm và sức khỏe đôi mắt, đặc biệt là vùng võng mạc. Chọn thịt bò nạc để giảm lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn của bạn. Có thể bổ sung kẽm bằng cách ăn những thực phẩm khác như phô mai, sữa chua, thịt heo, gà tây và ngũ cốc.

Cá hồi

Những chất axít béo như Omega-3 giống như loại có trong cá hồi đóng vai trò chủ chốt đối với sức khỏe của võng mạc và giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

Hãy ăn ít nhất 2 tuần/lần các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi hoặc cá trích. Cá hồi hoang dã còn là nguồn giàu niacin, giúp giảm nguy cơ cườm mắt.

Quả hạnh (amande)

Một loại chất chống oxy hóa khác rất quan trọng đối với việc chăm sóc cửa sổ tâm hồn của bạn là vitamin E có trong các loại hạt, xoài, bông cải xanh và những loại dầu tốt cho sức khỏe như mầm lúa mì, bắp, đậu nành.  Vitamin được phát hiện có tác dụng ngăn cản và làm chậm lại sự phát triển của cườm mắt, do đó những món ăn chơi như quả hạnh hoặc ăn nhiều rau quả là bước khởi động đầu tiên để có cặp mắt sáng ngời. 
Nguồn ThanhNienOnline


" Con mắt là đèn của thân thể. Nếu mắt ngươi sáng sủa thì cả thân thể ngươi sẽ được sáng láng ; nhưng nếu mắt ngươi xấu ,thì cả thân thể sẽ tối tăm . Vậy ,nếu sự sáng láng trong ngươi chỉ là tối tăm,thì sự tối tăm nầy sẽ lớn hơn biết là dường bao ."
                                                          Mathiơ 6:22-23

Nuôi dưỡng thuộc linh 02



Dòng nước mắt của anh tân binh
22.06.2010 13:04
Xem hình

MỘT BUỔI CHIỀU xa xưa, lúc đất nước còn đang chiến tranh khốc liệt. Sau mấy ngày phép, anh Dương Hữu Dư - một tân binh trẻ - trở về đơn vị với lòng dạ rối bời.
Mối tình đầu của anh tan vỡ vì trong thời gian xa cách, người yêu của anh quên hết lời thề non hẹn biển buổi ban đầu và đã có người bạn trai khác. Vết thương đau này anh phải chấp nhận, tình yêu trong thời chiến tranh này mấy người mơ ước cho tròn?

Dầu tình yêu đầu đời đã mất nhưng anh vẫn còn tình cảm nồng ấm của gia đình với cha mẹ già và đàn em dại. Là người con trai lớn, anh phải làm tròn nghĩa vụ với non sông, gánh nặng gia đình đặt trên vai cha mẹ già làm sao lòng anh không đau xót? Mùa màng liên tục thất bát, gia đình thiếu ăn, việc buôn bán không chút thuận lợi, bốn đứa em của anh có nguy cơ bỏ học. Anh phải làm thế nào đây? Chẳng lẽ anh đành bất lực đứng nhìn cha già còng lưng nhọc nhằn cày xới mảnh ruộng; mẹ anh vất vả sớm hôm với quang gánh nặng nề, các em của anh phải bỏ áo học trò, nhếch nhác lang thang với rổ khoai, con cá để kiếm sống.

Lòng anh quặn đau khi nghe đến cảnh thảm khốc, tàn nhẫn của chiến tranh. Ai cũng muốn sống trong một đất nước thanh bình, ngày ngày không hề nghe tiếng súng, được hưởng tự do và và hạnh phúc dưới ánh mặt trời; đêm đêm chỉ có pháo hoa trên nền trời đẹp, không bao giờ thấy ánh hỏa châu; tiếng cười thay dòng nước mắt, hy vọng xoá hết nỗi đau. Tại sao loài người không biết thương yêu nhau?! Bao nhiêu người trai trẻ ngã gục trên chiến trường, máu đỏ thắm chan hòa lòng đất mẹ, hậu phương trắng toát màu tang, xóm làng tiêu điều xơ xác. Bom đạn vô tình có chừa tránh một ai đâu! Rồi đây, anh có thực hiện được ước mơ trở thành nhà giáo ưu tú để dìu dắt đàn trẻ nhỏ, xây dựng lại quê hương khi chiến tranh chấm dứt? Ôi! Chiến tranh!

Bất giác, những giọt nước mắt rơi từng giọt xuống lưng áo người bạn cùng đơn vị đang chở anh đi. Lau vội dòng lệ, anh tân binh trẻ nhìn cảnh vật chung quanh để nén đi niềm đau đang dâng trào. Một tấm biển dài bên đường cặp dọc theo chân đồi với dòng chữ nổi bật đập vào mắt anh: "Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ." (Ma-thi-ơ 11:28). Ngước mắt nhìn lên đỉnh đồi, tượng Chúa Jêsus cao vợi đứng sừng sững, uy nghi, nổi bật trên nền trời xanh. Hai cánh tay yêu thương của Chúa dang rộng như đón chờ; ánh mắt Chúa bao dung như kêu gọi anh - kẻ đang quá mệt mỏi và gánh nặng bởi chiến tranh. Anh vội vã bảo bạn dừng xe lại. Hai chàng trai trẻ đứng nhìn lên tượng Chúa. Dưới chân Chúa, ở khu đồi xanh ngát, rợp mát bóng cây có hai chàng trai trẻ, kẻ cười người khóc, cùng chắp tay hướng về Chúa Cứu Thế Jêsus. Bạn anh cầu nguyện cho tình yêu nồng thắm, tươi đẹp của mình; còn anh? Anh khao khát cuộc sống bình an, thanh thản, được sự che chở, giữ gìn của Chúa cho cả gia đình anh. Văng vẳng đâu đây, nhạc trùng dương không bao giờ dứt, gió biển thổi rì rào như lời Chúa an ủi, vỗ về.

Anh thầm khấn nguyện: "Chúa ơi, con là người ngoại đạo, con quá mệt mỏi và gánh nặng, con đến cùng Chúa đây, xin Ngài hãy tiếp nhận con." Anh lập lại câu Kinh Thánh mà mới đây anh đã thuộc lòng. Câu này anh đã nghe một lần, vào một buổi sáng thứ bảy, khi Mục sư Nguyễn Xuân Sơn vào quân trường giảng đạo. Lúc đó, anh không xúc động như bây giờ. Khi những bất hạnh đổ ập xuống cuộc đời, anh mới thấy được giá trị tuyệt vời của nó.

Những ngày sau đó, anh tìm gặp Mục sư Nguyễn Xuân Sơn. Qua thời gian học giáo lý Cơ Đốc Phục Lâm, một buổi sáng thứ bảy thật tốt lành, trời đẹp và trong, mặt biển thanh bình, anh tân binh trẻ cùng ba người bạn chiến đấu với số tuổi chênh lệch nhau đã chính thức trở thành con cái Chúa qua Thánh lễ Báp-têm tại bãi biển Vũng Tàu. Mục sư Nguyễn Xuân Sơn làm chủ lễ. Anh không đến với Chúa một nình mà đưa về thêm ba linh hồn đầu phục Chúa. Anh trở nên vui tươi, hoạt bát, yêu đời, luôn miệng hát Thánh ca và lúc nào cũng có quyển Kinh Thánh nhỏ trong túi. Gia đình anh vẫn bình an, các em anh vẫn chăm ngoan, học giỏi trong ơn phước Chúa. Thật là một điều kỳ diệu.

Một thời gian sau, anh Dương Hữu Dư đã ngủ yên trong vòng tay Thiên Chúa. Ước mơ trở thành nhà giáo ưu tú của anh được người em gái thực hiện. Không ngờ, cũng giống như anh, câu Kinh Thánh trong Ma-thi-ơ 11:28 làm xúc động mãnh liệt và thay đổi cả cuộc đời em gái anh.

Giờ đây, các bạn anh mỗi người một nơi, kẻ trong nước, người nước ngoài. Mỗi buổi sáng, ánh thái dương ấm áp chiếu rọi trên ngôi mộ anh nằm yên tĩnh giữa vườn nhà. Em gái anh cầu nguyện trong tiếng chim hót véo von, tiếng gió thổi rì rào thoảng hương các loài hoa đang khoe sắc. Mỗi buổi chiều, đàn trẻ nhỏ ngoan hiền chơi đùa quanh mộ anh. Rồi khi hoàng hôn buông xuống, tiếng Thánh ca từ nhà vang vọng khắp khu vườn, âm thanh réo rắt trong bầu trời đêm, gửi lời cầu nguyện theo đôi cánh Thiên sứ bay vút lên các từng trời. Lời Chúa được các em chia sẻ cho nhau. Em gái anh lúc nghỉ hưu vẫn tận tụy chăn dắt đàn trẻ nhỏ và làm nhiệm vụ chăm sóc thuộc linh cho các tín hữu của một Hội Thánh nghèo ở vùng đất phù sa Cửu Long Giang.

Chúa ơi, vì tình thương yêu Chúa đã gánh hết tội lỗi và gánh nặng trần gian để cứu chuộc chúng con. Từ xa xưa và mãi mãi, lời Ngài vẫn vang vọng trong nhân thế, trong tim chúng con. Lời Ngài là ánh sáng soi rọi đường chúng con đi. Lời Ngài là sự sống giúp chúng con xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Lời Ngài động viên chúng con thương yêu nhau hơn và đoàn kết để rao truyền danh Chúa. Chúng con quyết tâm sống xứng đáng là Hoàng tử, là Công chúa Thiên quốc để chờ đón ngày Chúa phục lâm trong vinh hiển.

Chúa ơi! Đấng thiên phụ từ ái của chúng con ơi!
Cửu Long Giang
cdpl

Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2010

Thanh ca cơ đốc bài 134



                               Nguồn TCTH . Số 11

Thờ phượng CHÚA tối thứ 6 (02/07/2010)


 Chương trình tối thứ 6 (02/07) do các bạn trường CĐN phụ trách với sự cộng tác của bạn  Đức.











Trị sự : - My Tha














Kiến thức :- Ha Kim

       












Kinh thánh : - Nguyễn Anh Đức


 











BTN đã trao bằng chứng nhận cho các bạn đã tham dự chương trình thể thao ngày 27/06.
 
Buổi thờ phượng kết thúc với bữa ăn thân mật ..( chè đậu xanh do cô Tân nấu )..Cầu CHÚA ban phước cho tất cả mọi người một ngày Sa-bát vui vẻ.

Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2010

Bài Thi kinh thánh tổng quát:

    Các bạn có thể chọn câu trả lời rồi gởi về cho chúng tôi qua địa chỉ : (jack_2161@yahoo.com hoặc anhduc89anhduc89@yahoo.com )

1. Câu nào bên dưới không đúng với sự dạy dỗ của Kinh Thánh?
A. Kinh Thánh cho biết rõ ràng là có “Ba Ngôi”
B. Tội lỗi đã có trước trên thiên đàng
C. Ðức Chúa Giê-su mang bản thể tội lỗi của loài người
D. Ðức Chúa Giê-su không hề phạm tội
E. A & B
D. C & D
E. Tất Cả bên trên
F. Không câu nào bên trên

2. Câu nào bên dưới không phải là đặc thù của dân còn sót lại ?
A. Dân Ysơraên của thời Cựu Ước không còn quan trọng ngày hôm nay
B. Linh hồn người chết không hề hiện hữu
C. Một tổ chức giáo hội hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự trung tín hoàn trả 10% của tín hữu
D. Luật pháp của Chúa vẫn là nên tảng quan trọng từ thiên đàng, đến thời Cựu Ước, ngay cả ngày hôm nay
E. A & C
F. B & D
G. B & C
H. Tất cả bên trên
I. Không câu nào bên trên

3. Câu nào bên dưới không đúng với niềm tin của dân còn sót lại ?
A. Tái sanh là điều kiện cần thiết của sự cứu rỗi
B. Ðức tin là điều duy nhất phát xuất từ con người để nhận sự cứu rỗi
C. Quyền năng của Chúa Thánh Linh là điều cần thiết cho sự cứu rỗi
D. Nhận Phép báp têm là điều cần thiết cho sự cứu rỗi
E. Tin nhận sự hy sinh của Chúa Giê-su trên thập tự giá thay cho mình là điều cần thiết cho sự cứu rỗi
F. A, B & C
G. B, C, & D
H. B & D
I. Không Câu Nào Bên Trên
K. Tất Cả bên trên

4. Câu nào bên dưới không phù hợp với sự dạy dỗ của Kinh Thánh về Phần Mười?
A. 10% của lợi tức mình mà Chúa ban cho
B. Tín hữu có quyền chuộc lại để khỏi hoàn trả 10%
C. Khi gặp tang gia trong nhà, hay phải giúp người hoạn nạn, hay bị bịnh nặng có thể dùng 10% đó
D. Người lãnh đạo mỗi hội thánh điạ phương có quyền giữ lại để xử dụng theo ý mình
E. Phải tập trung về Giêrusalem
F. Bày tỏ lòng tôn kính & biết ơn Chúa
G. A, B
H. B, C
I. C, D
K. D, E
L. E & F
M. Không câu nào bên trên

5. Ðiều nào bên dưới không phù hợp với sự dạy dỗ của Kinh Thánh?
A. Tất cả những người truyền giáo đều là mục sư hay truyền đạo
B. Ai cử hành lễ báp têm, tiệc thánh cũng được
C. Tất cả những ai tin Chúa đều là nhân chứng. Nhưng không phải tất cả nhân chứng là sứ đồ.
D. Người tin Chúa là người đồng ý để được cầu nguyện tiếp nhận Chúa Giê-su
E. Trước khi trở thành mục sư, một người phải là những truởng lão, chấp sự, hay chức viên trung tín trong hội thánh điạ phương
F. A, B, E
G. A, B, D
H. B,C, D
I. B, C, E
K. Tất cả bên trên
L. Không câu nào bên trên

6. Những đặc tánh lãnh đạo nào không phù hợp với Nêhêmi?
A. Tự động quan tâm đến tình trạng của dân Chúa như thế nào
B. Có thói quen cầu nguyện cho công việc Chúa trong mọi hoàn cảnh
C. Sẵn sàng dấn thân xung phong để giải quyết nan đề
D. Gặp nhiều chống đối nhưng luôn luôn biết cầu nguyện & có biện pháp cụ thể để đối phó
E. Biết nhìn xa thấy trước những nan đề khiến cho dân sự suy yếu, và tìm cách sữa đổi
F. Hết lòng làm việc, không màng đến bản thân và gia đình
G. Giàu có nhưng biết dùng tài sản lo công việc Chúa
H. A, B, D
I. C, E, F
K. E, F, G
L. Không câu nào bên trên
M. Tất Cả Bên Trên

7. Ðiều nào bên dưới không có trong gương lãnh đạo của Nêhêmi? Người lãnh đạo:
A. phải nhìn thấy nan đề và sẵn sàng để giải quyết
B. phải có kế hoạch để hành động, nhưng sẵn lòng chờ Chúa mở cơ hội
C. phải biết tổ chức, huấn luyện, thúc giục dân sự Chúa để hầu việc Ngài
D. phải quyết tâm đạt cho được mục tiêu dù phải trả giá rất đắc
E. phải biết phân chia quyền hành và tìm người thay thế trong tương lai
F. B, D, E
G. A, C, E
H. B, E
I. Tất cả bên trên
K. Không câu nào bên trên

8. Tình trạng nào bên dưới sẽ không làm suy sụp hội thánh Chúa theo tinh thần của Nêhêmi?
A. nhân nhượng đem đời vào đạo
B. khuyến khích dạy dỗ dân sự trung tín trong của dâng & phần mười
C. ngày thánh, vật thánh của Chúa bị coi thường chà đạp
D. kết hôn với người không tin hay người khác đức tin
E. người lãnh đạo quyết tâm để đạt cho được mục tiêu
F. A & D
G. B & E
H. C & E
I. Không câu nào bên trên
K. Tất cả bên trên

9. Câu nào bên dưới không đúng với phương cách lãnh đạo của Nêhêmi?
A. Biết dành thì giờ để nghỉ ngơi, cầu nguyện, và đặt kế hoạch
B. Can đảm xử dụng uy quyền mà vai trò mình có được để làm vững lòng mọi người
C. Biết thay đổi ưu tiên để đạt mục tiêu đã được đề ra
D. Biết tôn trọng cấp lãnh đạo và làm việc theo tổ chức
E. A & C
F. B & D
G. tất cả bên trên
H. Không câu nào bên trên

10) Câu nào bên dưới không đúng? Chúng ta giữ ngày Sabát vì:
A. đó là ngày thánh
B. đó là điều răn của Chúa dạy
C. chúng ta đã được cứu
D. đây là ấn của Ðức Chúa Trời
E. Ðức Thánh Linh ghi luật pháp vào lòng
F. chúng ta noi theo dấu chân Chúa Giê-su
G. A, B & D
H. C, D, & E
I. B, D & F
K. B, C & D
L. Tất cả bên trên
M. Không câu nào bên trên

Từ câu 11-23: Ráp những câu bên dưới tuỳ theo ý nghĩa phù hợp:
A. Nêhêmi
B. Châm Ngôn 30
C. Thi Thiên 119
D. Nêhêmi & Thi Thiên 119
E. Châm Ngôn 30 & Thi Thiên 119
F. Nêhêmi & Châm Ngôn 30
G. Cả 3 đoạn
H. Không đoạn nào bên trên

Mỗi tuần chúng tôi sẽ đăng một bài trắc nghiệm để các bạn kiểm tra kiến thưc kinh thánh của mình. Rất mong nhận được sự ủng hộ cũng như đóng góp ý kiến của các bạn.

Nuôi dưỡng thuộc linh...01

SỨ ĐIỆP “HÃY ĂN NĂN”
 Đỗ xuân Thảo 
Trong xã hội ta các cụ hay dạy con cháu phải biết ăn năn hối hận trong đạo làm con trong gia đình, trong cách ăn ở với người lối xóm, trong quan hệ vợ chồng, trong tình bạn bè, đồng nghiệp, giao lưu cộng đồng. Cao hơn một bậc, trong tôn giáo dù là đạo Phật, đạo thờ ông bà, đạo Cao Đài, Hòa Hảo v.v...họ cũng dạy tín đồ tín hữu ăn ở cho phải đạo, phải biết ăn năn xám hối khi lầm lỗi. Đối với chúng ta những người theo đạo Chúa thì ăn năn còn đi xa hơn là hối hận về chuyện xấu đã làm và xám hối không hẳn chỉ là muốn thành tâm tu sửa lại. Sự ăn năn đã trở thành một chủ đề được coi trọng vì nó là cội nguồn cho sự được tha tội và giải phóng con người khỏi cám dỗ của thế gian. 

Từ hơn hai ngàn năm trước, tôi tớ của Đức Chúa Trời là Giăng Báp-tít  đã được xử dụng như “kẻ dọn đường cho Chúa” (Giê-su) đã cảnh báo nhân loại qua sứ điệp ”Hãy ăn năn, vì nước Đức Chúa Trời đã đến gần” (Ma-thi-ơ 3: 2). Khi nói đến ăn năn tôi tớ Chúa muốn nhắn nhủ mọi người hãy biết quay về với Đấng Tạo Hóa, thay đổi tư duy và trọn vẹn trong cách sống. Theo tiếng Hi-lạp sự ăn năn ‘metanoeo’, là một danh từ kép gồm hai phần ‘meta’ có nghĩa là ‘thay đổi’ và ‘noeo’ nghĩa là ‘suy nghĩ’. Ghép lại ăn năn là thay đổi cách suy nghĩ để vừa biết ăn năn hối hận vừa tỏ thái độ quyết tâm thay đổi .
 
Càng đi sâu về mặt thuộc linh thì sự ăn năn trong giáo lý Cơ đốc thường đi đôi với phép báp-têm -mà báp-têm tượng trưng cho sự tha tội - cho nên ta thấy Giăng Báp-tít đã “dạo qua hết thảy miền lân cận sông Giô-đanh để giảng dạy phép báp-têm về sự ăn năn để được tha tội” (Lu-ca 3: 3) làm ứng nghiệm lời tiên tri của Chúa là Ê-sai đã tỏ ra từ nhiều thế kỷ trước rằng sứ điệp ăn năn làm cho “mọi loài xác thịt sẽ thấy sự cứu của Đức Chúa Trời” (Ê-sai 40: 3).
 
Để hiểu một cách cụ thể, ta  nhớ lại  trong Kinh Thánh có hai chuyện về sự ăn năn, một mang tính ẩn dụ, một là chuyện có thật mà khi nhắc đến con cái Chúa ai cũng dễ nhận ra. Đó là chuyện ‘người con trai hoang đàng’ sau nhiều năm phá của bỏ nhà ra đi, đến khi muốn kiếm vỏ đậu của heo mà ăn cũng chẳng ai cho. Lòng tỉnh ngộ hối hận, tìm đường về tạ tội cùng cha. Cha vui mừng quá đỗi, dù anh em có phần tị nạnh, nhưng người cha giải thích, “vì em con đây đã chết mà lại sống, đã mất mà lại thấy được” nên dọn tiệc ăn mừng là như vậy (Lu-ca 15: 32). Câu chuyện nổi bật ý nghĩa vì ăn năn nên đã chết mà tìm về được sự cứu và cha ở đây ngụ ý chỉ Cha ta ở trên trời. Chuyện thứ hai liên hệ đến môn đồ của Chúa là sứ đồ Phi-e-rơ, ông đã chối Chúa ba lần trong lúc người Thầy trong cơn nguy khốn, nhưng nhờ âm thầm ăn năn qua những giọt nước mắt đắng cay nặng niềm thống hối, Chúa hiểu được lòng ông và còn được Chúa tin giao cho chăn bày chiên của Ngài khi Chúa Giê-su rời khỏi thế gian.
 
Ngày nay, sứ điệp ăn năn hình như ít được nhắc nhở nhiều trong công vụ truyền giáo, khiến Mục sư Ricardo Graham, Chủ tịch Liên hiệp hội CĐPL Thái bình Dương có lần nhận xét, “Chúng ta không được nghe nhiều về sự ăn năn trong những ngày gần đây, làm như chuyện ăn năn là của thời đã qua, hoặc giả các người truyền giảng ‘kể cả tôi’ cũng đã quên khuấy đi trong các sứ điệp truyền đạt cho hội chúng”. Chúng ta hoan nghênh sự lên tiếng thẳng thắn của người đầu đàn Liên hiệp hội và càng thấy sứ điệp ăn năn chẳng phải là chuyện ‘biết rồi khổ lắm nói mãi’ như có người trộm nghĩ và tất nhiên cũng chẳng thể đi dần vào lãng quên vì không còn phù hợp cho thời đại ngày nay.
 
Quả thật, muốn được cứu không phải là chuyện dễ, dù ta đã được hứa sự cứu rỗi là món quà cho không, được cứu bằng ân điển, bằng đức tin chứ không phải bằng việc làm, bằng sức người. Nhưng lật lại vấn đề, cội nguồn của đức tin là Đức Chúa Giê-su, sự ăn năn không thể trải nghiệm nếu không thông qua Chúa Giê-su và cụ thể hơn là chỉ nhờ sự thương xót của Đức Thánh Linh con người mới được dẫn đến sự ăn năn để được tha tội.
 
Trong một thế giới đang đi vào những phức tạp làm khủng hoảng niềm tin, con người đang bị xô đẩy vào những bất trắc của cuộc sống, bị lôi kéo vào những tranh chấp về quyền lực, bị cám dỗ bởi những thú vui trần tục, bị tối mắt về ‘những sự thấy được’ và giả lơ về ‘những sự không thấy được’ thì quả thật ý hướng ăn năn muốn quay về với Đấng Tạo Hóa là một cái gì họ cho là xa vời, chưa cần thiết. Chính vì vậy mà Lời kêu gọi ”Hãy ăn năn” vẫn còn nguyên giá trị cho chúng ta trong thời nay và càng trở nên cấp thiết trong thời kỳ cuối cùng.
 
Nhớ lại năm ngoái các Hội thánh người Việt tại hải ngoại đã có cuộc họp Trại mang chủ đề “Dấn Thân Truyền Giáo” nhằm ôn lại quá trình công tác phụng vụ của phong trào Cơ Đốc Phục Lâm trải dài qua nhiều thời kỳ của lich sử dân tộc, đồng thời đề ra các phương thức nhằm đẩy mạnh công tác truyền giáo trong tinh thần dấn thân trong tuơng lai. Năm nay kế tục tinh thần này, chủ đề mới “Xây Dựng Niềm Tin” được khơi lại để các hội thánh cùng nhau trao đổi kinh nghiệm thuộc linh hầu nâng đỡ khuyến khích nhau ‘củng cố lại đức tin’ chuẩn bị cho ngày trở lại của Chúa Giê-su. Đây cũng là dịp làm sinh động lời kêu gọi của tôi tớ Ngài, Ellen G. White “Dọn lòng để gặp Chúa ta” gần một thế kỷ đã qua và làm mới lại lời kêu gọi của Giăng “Hãy ăn năn” từ hai ngàn năm trước.
 
Trong tinh thần đó người viết mong mỏi thông điệp về sự ăn năn sẽ không thể thiếu trong thời điểm cận kề giờ phán xét của chúng ta ngày hôm nay.
                                                                                                                 Đỗ xuân Thảo














 

Soạn bài và Chia sẻ Kinh Thánh

BƯỚC CHUẨN BỊ :
  1. Phương cách học Kinh-thánh cá nhân 
  2. Phương cách kể chuyện 
    • Khái niệm.
    • Soạn bài kể chuyện.
    • Tập kể.
    • Cách kể.
  3. Phương cách soạn một bài chia sẻ Kinh-thánh  
    • Khởi đầu bài giảng.
    • Các loại bài giảng.
    • Các yếu tố cần thiết của một bài giảng.
    • Tài liệu dùng cho bài giảng.
    • Những ví dụ.
    • Cách giảng bằng câu, khúc kinh thánh.
    • Cách giảng theo đề tài.
    • Sườn bài giảng.
    • Nhập đề.
    • Thân bài.
    • Kết luận.
    • Sửa soạn để giảng.
Phương cách
HỌC KINH THÁNH CÁ NHÂN
  1. Cầu nguyện và đọc nhiều lần khúc Kinh Thánh muốn học.
  2. Tóm lược chủ đề chính của khúc Kinh Thánh ấy.
  3. Phân tích từng câu:
  1. Tìm hiểu: (Cần có tài liệu)
    • Giải thích nghĩa đen và từ ngữ.
    • Câu Kinh Thánh của ai nói và nói với ai.
    • Được nói hoặc viết trong bối cảnh nào, lý do?
    • Liên quan đến những câu Kinh Thánh nào khác?
  1. Ý nghĩa:
    • Câu nầy đã nêu lên những sự dạy dỗ nào?
    • Ứng dụng gì cho cá nhân, cho Hội Thánh?
    • Hướng tích cực và tiêu cực của câu Kinh Thánh nầy?
  1. Qua đoạn Kinh Thánh nầy:
  • Tôi đã học được gì về Đức Chúa Trời, về Chúa Giê-xu , về Đức Thánh Linh?
  • Tôi đã nhận được mệnh lệnh nào để biết cách bước đi với Chúa và chung sống với mọi người?
  • Tôi đã nhận định về tội lỗi thế nào và quyết tâm chiến đấu ra sao?
  • Tôi có được thúc giục để lập một hứa nguyện với Chúa lập tức về những điều vừa nhận được?
  1. Cầu nguyện về chủ đề của lẽ thật vừa học.
Bài học tuần sau : " Phương cách KỂ CHUYỆN. "